Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?

PNO - Lần đầu có con, chị Tuyết luôn lo lắng về giấc ngủ của con mình vì bé khá nhạy với tiếng động xung quanh. Khi bé được 6 tháng tuổi, chị còn lo hơn.

Ban ngày, bé ngủ rất ít, chỉ được khoảng 3 tiếng mỗi ngày. Buổi tối khoảng 9 giờ, bé mới chịu ngủ. Trong đêm, bé thức từ 2-3 lần, sáng 5 giờ bé đã dậy. Dù vậy, bé ăn uống bình thường. Chị Tuyết lo lắng không biết bé ngủ ít có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, và chị không biết làm cách nào để bé ngủ nhiều hơn. Ảnh: Internet Số giờ ngủ của bé theo từng độ tuổi Theo Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi Đồng 2 TP.HCM, trẻ sơ sinh từ khi sinh ra hầu như ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy mỗi khi bú sữa. Trong tuần đầu tiên, bé thường ngủ từ 14 đến 18 giờ mỗi ngày. Khi được 1 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều không chịu ngủ quá 2 – 4 giờ mỗi giấc ngủ, bất kể ngày hay đêm. Vào tuần thứ 6-8, hầu hết trẻ bắt đầu ngủ trong khoảng thời gian ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài hơn vào ban đêm. Vào khoảng từ 3-6 tháng, phần lớn trẻ đều có thể ngủ một mạch đến sáng. Tuy nhiên, không có nghĩa là trẻ ngủ 8 tiếng mỗi đêm, thông thường trẻ sẽ ngủ khoảng sáu tiếng và kéo dài đến khi trời sáng. Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ dài hơn vào ban đêm ngay khi vừa được 6 tuần tuổi, nhưng ngược lại, nhiều trẻ đến 5- 6 tháng vẫn tiếp tục tỉnh giấc giữa đêm. Nếu muốn trẻ có thói quen ngủ đều đặn và đúng giờ ngay từ đầu, phải dạy trẻ từ lúc nhỏ. Dưới đây là bảng tham khảo thời gian giấc ngủ của trẻ ở các độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ cùng tuổi cũng có thể khác nhau. Vì vậy, có thể chênh lệch ít hơn hay nhiều hơn 2 giờ mỗi giấc ngủ ban ngày. Tuổi Giấc ngủ ban đêm Giấc ngủ ban ngày Tổng số giờ ngủ/ngày 1 tháng 8 +1/2 giờ 7 (3) giờ 15 +1/2 giờ 3 tháng 10 giờ 5 (3) giờ 15 giờ 6 tháng 11 giờ 3 +1/4 (2) giờ 14 +1/4 giờ 9 tháng 11 giờ 3 (2) giờ 14 giờ 12 tháng 11 +1/4 giờ 2 + 1/2 (2) giờ 13 + 3/4 giờ 18 tháng 11 +1/4 giờ 2 +1/4 (1) giờ 13 + 1/2 giờ 2 năm 11 giờ 2 (1) giờ 13 giờ 3 năm 10 + 1/2 giờ 1 + 1/2 (1) giờ 12 giờ * Lưu ý: số giờ trong ngoặc đơn là thời lượng giấc ngủ của trẻ có thể ngắn hơn Trong trường hợp con chị Nga ngủ ban ngày 3 giờ, ban đêm 8 giờ, tổng cộng là 11 giờ, như vậy so với trẻ cùng lứa tuổi, bé ngủ ít hơn 3 giờ. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ nhỏ Khoa học đã chứng minh giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Khi ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc trẻ sẽ phát triển tốt. Vào thời điểm 23 giờ, lúc trẻ ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cần thiết lập thói quen ngủ đều đặn cho trẻ như: Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách khi bé tỉnh vào ban ngày, cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt, mở cửa cho ánh sáng vào phòng, không cần giảm bớt tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi,… Nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy. Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. Tập như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, có thể hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon. Luyện cho trẻ thói quen tự đi ngủ: Vào thời điểm trẻ được từ 6-8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu tập cho trẻ tự đi ngủ bằng cách đặt bé xuống giường mỗi khi thấy bé buồn ngủ nhưng vẫn còn đang thức. Có thể ru trẻ ngủ bằng cách đu đưa, ru ngủ, cho đến khi bé ngủ là cách bình thường và tự nhiên nhất. Khi thích thú với giấc ngủ, bé sẽ phát triển tốt và ngủ ngon giấc. Nguyên Hạnh

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://www.phunuonline.com.vn/suckhoe-dinhduong/2011/Pages/tre-ngu-bao-nhieu-la-du.aspx