Trẻ em chịu hậu quả nặng nhất khi môi trường ô nhiễm

Cơ thể trẻ con đang trong quá trình phát triển và tăng trưởng, vì thế các tế bào non nớt của chúng rất dễ hấp thu các chất độc hại do môi trường ô nhiễm gây ra. Thậm chí, chúng dễ bị tổn thương nhất ngay từ giai đoạn phôi thai, kể cả với những phụ nữ khỏe mạnh nhưng sống trong môi trường ô nhiễm vẫn có thể sinh con mắc nhiều bệnh lý khác nhau.

Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng bất lợi với sức khỏe trẻ em

Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiều yếu tố môi trường. Không khí bị ô nhiễm, các thành phần hóa học độc hại có trong thực phẩm, nước máy với phụ gia kim loại nặng, ảnh hưởng bất lợi đến chức năng sinh lý của cơ thể trẻ em như thở, chuyển hóa, tuần hoàn máu, tiêu hóa và nhiều bệnh khác, gây ra tình trạng chậm phát triển và rối loạn.

Tình hình sinh thái ô nhiễm của Việt Nam ngày càng gây hại tới sức khỏe của hàng triệu trẻ em, gây ngộ độc và nhiễm độc kim loại nặng.

Cách đây 20 năm, trong số 1.000 trẻ em được thăm khám, có khoảng 30 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh thận, bước sang thế kỷ 21, tỷ lệ này đã gia tăng với con số 200/1000. Các chuyên gia khẳng định rằng, ô nhiễm không khí ảnh hưởng nặng nề nhất tới sức khỏe của trẻ em. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng ở những khu vực có nhiều xi măng và các nhà máy luyện kim, nơi có hàm lượng muối kim loại nặng cao, có rất nhiều trẻ em mắc các căn bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa…Hiện trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra .

Trước đây rất hiếm trường hợp trẻ 2 tuổi bị hen phế quản, hiện tại bệnh hen phế quản ngày càng nhiều hơn, trầm trọng hơn. Theo các chỉ số thống kê, trẻ em Việt Nam từ 12 đến 13 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản cao nhất châu Á, chiếm 29,1% dân số và đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, bệnh viêm mũi dị ứng thường chỉ có triệu chứng sổ mũi, nay chuyển xuống viêm họng, viêm thanh quản. Mật độ dân cư đông, ô nhiễm môi trường được cho là nguyên nhân làm trầm trọng và gia tăng bệnh tật như hiện nay.

Ngoài ra, tình trạng sinh thái kém ở các vùng công nghiệp của Việt Nam đã gây ra hiện tượng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ - một căn bệnh khá phổ biến đối với trẻ em hiện nay. Điều này được giải thích bởi tác động bất lợi của nhôm và chì đến sự phát triển của một đứa trẻ. Về mặt thể chất, tình trạng tăng động giảm chú ý không đe dọa đến sức khỏe của trẻ, nhưng nó có thể gây rối loạn tâm lý, hành vi và chậm phát triển trí tuệ. Nặng hơn là các trường hợp trẻ bị tự kỷ ngày càng nhiều, trong đó, tác động của ô nhiễm môi trường cũng là một trong các nguyên nhân chính.

Không khí ô nhiễm vẫn phải thở

Ô nhiễm không khí vẫn là một trong những vấn đề lớn của bất kỳ thành phố lớn nào hiện nay. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng sống gần đường cao tốc làm tăng khả năng phát triển bệnh hen phế quản ở trẻ em nhiều lần. Bụi và các hạt nhỏ khác chứa trong không khí bị ô nhiễm có thể gây ra chứng co thắt phế quản và ho mạnh. Ngoài ra, chúng kích thích niêm mạc mũi và kích thích sự xuất hiện của viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, không khí bị ô nhiễm cũng gây kích ứng mắt và viêm kết mạc.

Một số bệnh có mối liên quan chặt với ô nhiễm không khí đang khiến số lượng bệnh nhi đến khám, chữa trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày càng gia tăng như suyễn (từ 3.074 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 11.491 trường hợp vào năm 2005); nhiễm khuẩn hô hấp dưới (từ 2.727 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 3.772 trường hợp vào năm 2005); viêm tai giữa (từ 441 trường hợp năm 1996 vào lên 1.999 trường hợp vào năm 2005)...

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trong số đó do ô nhiễm không khí.Tổ chức này cũng lượng định có khoảng 3% - 5% trẻ em trên toàn thế giới bị sinh ra ra với khuyết tật bẩm sinh do ô nhiễm môi trường .

Ô nhiễm nguồn nước

Chúng ta không thể sống mà không sử dụng nước máy, thứ nước vốn đã bị tăng độ cứng do chứa hàm lượng muối kim loại vượt ngưỡng, gây ảnh hưởng bất lợi đến hệ tiết niệu. Ngoài ra, nước máy thường được khử trùng bằng clo, điều này cũng không tốt cho sức khỏe.

Để giảm thiểu tác động có hại của môi trường bị ô nhiễm đến sức khỏe của con trẻ, các bậc phụ huynh nên hành động ngay chứ đừng chần chừ như:

· Lắp một bộ lọc không khí đặc biệt ở nhà, để chúng thu gom nhiều tạp chất không mong muốn từ không khí và bụi trong nhà.

· Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.

· Chỉ sử dụng nước đóng chai để uống và đun nấu.

· Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất ổn định, chất bảo quản và các chất phụ gia gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng của cơ thể như các loại xúc xích, thịt muối, thịt xông khói – những món ăn khoái khẩu của trẻ. Thực phẩm, đặc biệt là cho trẻ em, càng nấu đơn giản càng tốt với chế độ dinh dưỡng hợp lý

· Ở những khu vực có hệ sinh thái kém, trẻ em cần phải thường xuyên uống vitamin, chất giúp thải độc và chất chống oxy hóa. Nếu lựa chọn sản phẩm thải độc tự nhiên Pectin Comlex chiết xuất từ củ cải đường và táo sẽ giúp cơ thể trẻ nhẹ nhàng loại bỏ kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ và các chất ô nhiễm hóa học khác ra khỏi cơ thể. Sản phẩm rất an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai được chính phủ Ukraine khuyến khích người dân sử dụng để bảo vệ sức khỏe khỏi những chất độc hại đang bủa vậy cuộc sống trẻ nhỏ mỗi ngày.

· Bảo vệ trẻ em khỏi bức xạ điện từ bằng cách hạn chế thời gian trẻ ở phía trước máy tính, TV, điện thoại di động…

Xem thêm

P.V

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/tre-em-chiu-hau-qua-nang-nhat-khi-moi-truong-o-nhiem