Trẻ chậm nói, tự kỷ có nguy cơ điếc rất cao

(ANTĐ) - Theo ThS Nguyễn Tuyết Xương, Phó Trưởng khoa Tai mũi họng - BV Nhi Trung ương, ở nước ta hàng năm có khoảng 50.000 trẻ sinh ra bị điếc, phần lớn là điếc nặng phải điều trị.

Trong số đó có nhiều trẻ dùng máy trợ thính cũng không thể nghe được. Khi bị điếc thường kéo theo hậu quả là trẻ bị câm, thành người khuyết tật. Đáng nói, ở thành thị trẻ điếc được phát hiện sớm hơn (trung bình khoảng 6 tháng tuổi) nhưng ở vùng nông thôn thì nhiều trẻ hơn 2 tuổi mới đi khám lần đầu tiên, thậm chí trẻ đã lớn, bị câm điếc, ngây ngô rồi mới đưa đi khám, hoặc không biết đi khám ở đâu. ThS Xương cho biết, những trẻ chậm nói, tự kỷ là các đối tượng có nguy cơ cao nhất của bệnh điếc. Do đó, để phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ bị điếc, cần cho trẻ kiểm tra thính giác tại các khoa, BV chuyên về tai mũi họng, nhằm được chỉ định sớm và phù hợp nhất cho từng trường hợp.

Nguồn ANTĐ: http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx?articleid=84346&channelid=100