“Trao quyền” cho các tổ chức sở hữu chỉ dẫn địa lý

(HQ Online)- Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng bộ môn quản trị thương hiệu, Đại học Thương mại Hà Nội đồng thời là chuyên gia tư vấn chương trình thương hiệu quốc gia (THQG) cho rằng, nên trao quyền nhiều hơn cho những tập thể đang khai thác, thương mại hóa chỉ dẫn địa lý để họ được trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý.

Ông đánh giá như thế nào về nhận thức địa phương trong việc xây dựng chỉ dẫn địa lý?

Tôi cho rằng, mỗi địa phương đã có nhận thức về vấn đề này nhưng từ nhận thức đến hành động còn là một khoảng cách xa. Hoạt động sản xuất nông sản có sự tham gia của nhiều người, quy mô khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố đầu vào, trong khi chúng ta thiếu sự kiểm soát nên chất lượng nông sản không đồng đều. Yếu tố hậu cần để phục vụ cho công tác thương mại hóa các nông sản còn hạn chế dẫn đến tình trạng sản phẩm dù có chất lượng nhưng thị trường nước ngoài vẫn chưa biết đến nhiều và đánh giá chưa cao về chất lượng.

Chưa bàn đến việc sản phẩm của chúng ta ngon hay không, điều quan trọng là uy tín của sản phẩm trên thị trường như thế nào. Liệu rằng mỗi lần cung ứng ra thị trường sản phẩm của chúng ta có đồng đều, chất lượng hay không, có đảm bảo yêu cầu của các nước NK hay không? Đây là điều chúng ta cần phải quan tâm.

Đối với những sản phẩm đã có chỉ dẫn địa lý thì việc sử dụng đã hiệu quả chưa, thưa ông?

Công tác quản lý đối với các chỉ dẫn địa lý còn có vấn đề. Dường như các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý là các cơ quan hành chính, trong khi những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm lại không có quyền quản lý. Giữa cơ quan quản lý và người khai thác, sử dụng chỉ dẫn địa lý có khoảng cách. Đây chính là hạn chế rất lớn!

Trong thời gian tới, nên trao quyền nhiều hơn cho những tập thể đang khai thác, thương mại hóa chỉ dẫn địa lý để họ được trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, từ đó sẽ tạo ra liên kết tập thể vững mạnh, đảm bảo sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu quốc tế.

Ngoài việc tạo ra sản phẩm chất lượng, cách ứng xử với cộng động là điều DN cần phải chú ý. Hiện nay có nhiều DN tự hào tạo ra sản phẩm chất lượng nhưng cách ứng xử với cộng đồng, văn hóa giao tiếp của DN không làm cho cộng đồng hài lòng về sản phẩm đó. Vì thế, DN nếu chỉ nhìn từ góc độ tạo ra sản phẩm tốt là chưa đủ mà phải tạo cách ứng xử đúng với cộng đồng, bạn hàng để tạo dựng uy tín. Đó là tự bảo vệ, chống sa sút thương hiệu từ bên trong.

Ông Nguyễn Quốc Thịnh:

Tôi nghĩ rằng vấn đề này xuất phát từ cả 2 yếu tố. Một là sản phẩm địa phương vẫn có thể bán trên thị trường dù rằng lợi nhuận không cao nên chưa có sự đầu tư thực sự. Hai là nhận thức, quyết tâm của địa phương trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương. Đương nhiên, vẫn còn có cả yếu tố thuộc về hậu cần, dịch vụ (vận chuyển, bao gói, xử lý sau thu hoạch) đòi hỏi trình độ công nghệ, chi phí nhất định. Các địa phương còn hạn chế về tài chính nên khó có thể đầu tư. Vậy nên, thay vì để người dân tự làm thì địa phương hãy tạo dựng liên kết thông qua việc thành lập tập thể quản lý thì sẽ hiệu quả hơn.

Đây cũng là kinh nghiệm của một số địa phương như Bắc Giang, Hải Dương thông qua Hiệp hội vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà để tập hợp người sản xuất cùng cam kết duy trì quá trình sản xuất đúng theo yêu cầu VietGAP sau đó tự thương mại hóa sản phẩm. Đây chính là mô hình tạo dựng thương hiệu tập thể.

Nếu có thương hiệu thì sản phẩm XK ra thế giới sẽ đắt gấp nhiều lần giá bán ở trong nước. Vấn đề đặt ra là họ có hiểu vấn đề đó hoặc chưa biết cách thực hiện?

Nông sản bán với giá bằng 10-20 lần giá nông sản trong nước không phải chuyện dễ. Vấn đề ở đây là xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương không nhất thiết phải mang đi XK, bài học của quả vải thiều đã thấy rõ. Bản thân người tiêu dùng trong nước cũng mong muốn sử dụng vải thiều chất lượng, uy tín, không nhất thiết xây dựng thương hiệu sản phẩm để mang đi XK.

Một khi chúng ta đã tạo dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm thì đương nhiên sản phẩm tiếp cận thị trường dễ hơn, bán lượng nhiều hơn, giá bán cao hơn. Nếu mang đi XK thì giá trị cao hơn, không chỉ DN XK hưởng lợi mà bà con nông dân cũng được hưởng lợi.

Trên thực tế, đã có nhiều địa phương có quan tâm, thậm chí còn có nghị quyết về việc xây dựng thương hiệu nông sản tuy nhiên hiệu quả mang về không được tốt. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Từ nghị quyết cho đến hành động còn có khoảng cách rất xa, cần có một lộ trình nhất định. Nhận thức, quyết tâm là yếu tố đầu tiên để tạo dựng thương hiệu cho nông sản nhưng để đi đến thành công còn là chặng đường dài. Cần lộ trình cụ thể để xây dựng sản phẩm được cho là đặc trưng nhất, có ưu thế của địa phương bởi chúng ta không thể làm một lúc nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó, mỗi địa phương nên sử dụng chuyên gia- những người có kinh nghiệm, kiến thức để tạo ra lộ trình nhanh hơn cho quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của địa phương. Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chính phủ, ví dụ như chương trình THQG để xúc tiến, quảng bá sản phẩm địa phương.

Việc làm đầu tiên mà tôi nghĩ rằng tất cả các địa phương đều làm được là giới thiệu sản phẩm địa phương ngay trên website để khách du lịch, người tiêu dùng trong cả nước và thế giới biết đến. Vấn đề này hiện các địa phương đang làm rất yếu. Dường như chúng ta mới chỉ nghĩ đến việc mang trực tiếp những đặc sản đến hội chợ, thị trường nào đó mà lại quên mất rằng để người ta biết đến nhanh hơn thông qua internet- một công cụ được cho là rất hiệu quả.

Ông nghĩ sao về chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu?

Hiện nay chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu diễn ra rất mạnh mẽ và chiến lược này không chỉ dừng lại ở cấp độ cạnh tranh của DN mà đã được đề cập tới ở mức độ cạnh tranh của một địa phương, một ngành hàng và thậm chí là cấp độ cạnh tranh của một quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam còn ít đề cập đến. Nhiều DN, sản phẩm, các nhà quản lý đang dùng chiến lược cạnh tranh bằng giá là chính nhưng điều này không hoàn toàn là tối ưu.

Mỗi thương hiệu sẽ tự bị sa sút từ bên trong (quá trình sản xuất, kiểm soát nội bộ không tốt khiến chất lượng suy giảm) nên DN phải áp dụng nhiều biện pháp để chống lại sự sa sút này bằng cách thường xuyên rà soát sản xuất, kiểm soát đầu vào.

Ngoài việc tạo ra sản phẩm chất lượng, cách ứng xử với cộng động là điều DN cần phải chú ý. Hiện nay có nhiều DN tự hào tạo ra sản phẩm chất lượng nhưng cách ứng xử với cộng đồng, văn hóa giao tiếp của DN không làm cho cộng đồng hài lòng về sản phẩm đó. Vì thế, DN nếu chỉ nhìn từ góc độ tạo ra sản phẩm tốt là chưa đủ mà phải tạo cách ứng xử đúng với cộng đồng, bạn hàng để tạo dựng uy tín. Đó là tự bảo vệ, chống lại sự sa sút thương hiệu từ bên trong.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Hải Quan: http://www.baohaiquan.vn/pages/trao-quyen-cho-cac-to-chuc-so-huu-chi-dan-dia-ly.aspx