Tranh luận bầu cử Pháp: Căng thẳng, kịch tính

Cuộc tranh luận trên truyền hình giữa năm ứng cử viên Tổng thống Pháp diễn ra sôi nổi, song chuyên gia cho rằng thực tế nội dung của nó không đi quá xa những thứ quen thuộc và do đó cũng không thay đổi cục diện tình hình nhiều.

5 ứng viên Tổng thống Pháp

Trong cuộc phỏng vấn trên tờ RIA Novosti, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Pháp của Viện Châu Âu-Viện khoa học Nga, ông Yuri Rubinsky đưa ra nhận định về cuộc tranh cử Tổng thống đang diễn ra rất sôi nổi tại Pháp.

Ông cho biết, về cơ bản cuộc tranh luận trên truyền hình trước bầu cử Tổng thống Pháp không có gì nổi bật, các ứng cử viên tập trung chủ yếu vào vấn đề an ninh, kinh tế, và đối phó với Nga, nhưng những người tham gia tranh luận vẫn chưa dứt điểm được vấn đề. Ông nhấn mạnh rằng những cuộc tranh luận không ảnh hưởng nhiều đến cán cân quyền lực cuộc đua sắp tới.

Cuộc tranh luận trước bầu cử đầu tiên đã diễn ra vào tối thứ Hai vừa qua (20/3). Trong số 11 ứng cử viên của cuộc đua vào vị trí lãnh đạo cao nhất của Pháp, thì có năm lãnh đạo tham dự các cuộc thăm dò trước bầu cử là: Chủ tịch đảng "Mặt trận Dân tộc" Marine Le Pen, lãnh đạo của đảng "Tiến bước" Emmanuel Macron, lãnh đạo đảng "Cộng hòa" Francois Fillon, người vừa chiến thắng trong bầu cử sơ bộ, lãnh đạo đảng "Xã hội" Benoit Amon và một đại diện của phong trào cánh tả "nước Pháp bất khuất".

Theo một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu Elabe thực hiện theo đơn đặt hàng của kênh tin tức BFMTV cho thấy, ứng cử viên có sức thuyết phục nhất là ông Macron (29%), tiếp đến là ứng cử viên Melanshon (20%), bà Le Pen (19%), ông Fillon (19%) và ông Amun (11%).

Bình luận về kết quả cuối cùng của các cuộc tranh luận ông Rubinsky cho biết, tất cả những người tham gia, trên thực tế, đều đã tự xác nhận xếp hạng của họ. Do đó, hiệu suất tranh luận trên truyền hình Pháp nói chung là "không ảnh hưởng tới cán cân quyền lực".

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, các nội dung của các cuộc tranh luận "không có gì mới". Ông Rubinsky giải thích: "Bà Le Pen đã xác định rõ ý định đối với EU, nhưng cũng không đưa ra những giải pháp triệt để hơn trước, khi tuyên bố trục xuất tất cả những người di cư dù là hợp pháp hay bất hợp pháp. Tại đây ông Macron đã bỏ rất xa bà Le Pen. Họ là đối thủ chính của nhau trong cuộc tranh luận". Còn về ông Fillon, đã thể hiện thành công đúng như những gì ông có".

Vụ bê bối liên quan đến gia đình của cựu thủ tướng nổ ra sau khi tờ biếm họa Canard Enchaine cho đăng tải các cáo buộc rằng tám năm qua bà Penelope, vợ ông đã nhận lương cho chức vụ trợ lý cho chồng mình, đây là công việc được cho là không có thực. Vào giữa tháng Ba, ông Fillon có dính líu tới trường hợp biển thủ công quỹ có liên quan đến các công việc "ma" của các thành viên trong gia đình ông.

Chuyên gia Rubinsky lưu ý rằng trong quá trình tranh luận, các bên không tập trung tranh luận về những gì thực sự đang gây ảnh hưởng, mà chỉ đưa ra những vấn đề như an ninh, chính sách kinh tế và xã hội.

Ông Rubinsky đi tới kết luận: "Một phần ba số người Pháp vẫn không chắc liệu có đi bỏ phiếu hay không. Cứ hai người thì có một người chưa chắc chắn sẽ bầu cho ai. Bà Le Pen là người có tư tưởng chính trị vượt trội nhất. Ông Fillon vẫn trung thành với quan điểm của mình. Còn ông Makron thì không như thế. Ông luôn cố gắng thể hiện rằng, thực tế ông không có kinh nghiệm, nhưng đó không phải là một điểm trừ, mà chính là điểm cộng".

Đức Dũng (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/tranh-luan-bau-cu-phap-cang-thang-kich-tinh-post223672.info