Tránh để 'hy sinh đời bố, củng cố đời con' trong đấu tranh với 'giặc' tham nhũng

Vụ trưởng Vụ 5 VKSNDTC Vụ thực hành quyền công tố giám sát và điều tra án tham nhũng, nói về giặc trong nước là "giặc" tham nhũng.

Vấn đề tham nhũng đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, bởi tham nhũng làm tha hóa cán bộ và bào mòn niền tin của người dân, ông Dương Văn Phùng - Vụ trưởng vụ 5 VKSND Tối cao (Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án tham nhũng) đã trả lời phỏng vấn PV Pháp Luật Plus những vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm,

Pháp Luật Plus: Thưa ông, để xây dựng cơ chế để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng". Với cương vị là Vụ trưởng vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, ông có nhận định gì?

Ông Dương Văn Phùng: Trước tiên, tôi nói dưới góc độ lịch sử. Đất nước ta từ ngàn đời nay, phải đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Thời nay, giặc trong nước hiện nay cần đấu tranh là "giặc" tham nhũng. Xây dựng cơ chế không chỉ là một thông điệp mà còn tạo động lực, tăng niềm tin của người dân vào bộ máy Nhà nước.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thẳng, đối tượng tham nhũng đều là những người có chức vụ quyền hạn, có trình độ chuyên môn giỏi. Do vậy, phòng và đấu tranh với tham nhũng đòi hỏi toàn Đảng toàn dân và cả Bộ Chính trị phải vào cuộc.

Pháp Luật Plus: Thưa ông, những đại án tham nhũng nào đang tồn tại, chưa thể giải quyết xong?

Ông Dương Văn Phùng: Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng và chống tham nhũng; Cơ quan tố tụng phải xử lý giải quyết 08 (tám) đại án tham nhũng lớn trước thềm Đại hội Đảng. Trong đó, có 05 đại án lớn do Vụ 5 VKSNDTC xử lý, 03 vụ án còn lại do Vụ 3 VKSNDTC xử lý (đã đưa ra xét xử).

08 vụ án trọng điểm gồm: (1) vụ án Lâm Ngọc Khuân và đồng phạm; (2) vụ Phạm Văn Cử và đồng phạm; (3) vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm; (4) vụ Dương Thanh Cường và đồng phạm; (5) vụ Vũ Quốc Hảo và đồng phạm; (6) vụ Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm; (7) vụ Lê Hùng Sơn và đồng phạm; (8) vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm.

Đến nay, 08 đại án tham nhũng lớn đã xử lý và đưa ra xét xử, không có án thối. Trong hoàn cảnh "nước sôi lửa bỏng hiện nay"; đây là một chủ chương đúng đắn, thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng và người đứng đầu Nhà nước.

Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng, trong đấu tranh với "giặc" trong nước. Đồng thời, tạo được niềm tin và sự tự tôn của quần chúng vào cán cân công lý.

Pháp Luật Plus: Ông có đánh giá như thế nào xung quanh hình thức tham nhũng hiện nay có chiều hướng tinh vi hơn, các đối tượng tham nhũng thường chuyển hóa từ tiền sang tài sản, hối lộ tình dục... Theo ông, để phát hiện và diệt trừ “giặc” tham nhũng này phải dùng những biện pháp nào?

Ông Dương Văn Phùng: Đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Am hiểu về luật pháp, có chuyên môn giỏi, khéo che đậy và phạm tội theo “êkip”.

Do đó, đầu tranh với loại tội phạm này cần sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, và toàn bộ các cơ quan ban nghành cùng sự góp sức của toàn dân.

Về tham nhũng và hối lộ tình dục, hiện Vụ 5 VKSNDTC chưa xử lý một vụ nào. Cũng chưa nhận được tin tố giác nào, từ quần chúng nhân dân, liên quan tới tham nhũng và hối lộ tình dục.

Ông Dương Văn Phùng, Vụ trưởng Vụ 5- VKSNDTC trả lời PV Pháp luật plus.

Pháp Luật Plus:Giám sát án tham nhũng hiện nay có gì vướng mắc nhất, thưa ông?

Ông Dương Văn Phùng: Với quyết tâm của Chủ tịch nước, Bộ Chính trị và toàn dân cùng vào cuộc, tôi tin không có gì khó khăn hay cản trở. Tuy nhiên, khó khăn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay vẫn là việc thu hồi tài sản.

Do đó, các Cơ quan tố tụng cần phải song song với việc điều tra làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng. Nhưng phải tập chung phát hiện kịp thời thu hồi tài sản.

Tăng cường giám sát và phối hợp sự phát giác của người dân. Tránh để đối tượng có tư tưởng "hy sinh đời bố củng cố đời con". Đặc biệt, có sự vào cuộc của Bộ Chính trị và người đứng đầu Nhà nước, tôi tin "giặc" tham nhũng phần lớn sẽ bị loại trừ.

Tóm lại, thông điệp của Chủ tịch nước, là một quyết tâm lớn của người đứng đầu Nhà nước. Đó là mệnh lệnh, chống thù trong giặc ngoài, góp phần quốc thái dân an.

Trân trọng cảm ơn ông!

Lương Liễu (thực hiện)

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/tranh-de-hy-sinh-doi-bo-cung-co-doi-con-trong-dau-tranh-voi-giac-tham-nhung-d20100.html