TP. Hồ Chí Minh: “Quýt làm... cam chịu!?”

(Congluan.vn) - Cha thua kiện, bị tòa tuyên buộc phải trả nợ cho phía nguyên đơn (người cho vay – PV), nhưng không có khả năng chi trả. Thế là, cơ quan chức năng kê biên khối tài sản thuộc sở hữu của con trai để cưỡng chế thi hành án cho cha. Trong khi đó, khối tài sản này đã được người cha chuyển nhượng hợp pháp cho con cách thời điểm kê biên 9 năm trời... Vậy thực hư câu chuyện “quýt làm cam chịu” này như thế nào?

Bất ngờ bị siết nhà

Ông Nguyễn Thanh Tân, ngụ 180 QL 1A, P. Tam Bình, quận Thủ Đức trình bày với NB&CL: Căn cứ vào bản án số 773/DSPT ngày 12/7/2011 của TAND TP.HCM và đơn yêu cầu thi hành án của bà Giáp Thị Dinh (người được thi hành án), Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP.HCM đã ra quyết định thi hành án số 680/QĐ-CTHA ngày 29/11/2012, “buộc ông Nguyễn Thanh Sâm (cha ông Tân - PV) có trách nhiệm trả lại số tiền 7 tỷ đồng đã nhận cọc mua bán nhà và chuyển nhượng QSDĐ cho bà Dinh. Đồng thời, buộc ông Sâm trả lại tiền nợ gốc vay hơn 20,5 tỷ đồng cho bà Dinh. Tổng cộng ông Sâm phải trả cho bà Dinh là hơn 27,5 tỷ đồng”.

Hơn nửa năm sau, ngày 28/6/2013, ông Tân bất ngờ nhận được quyết định số 106/QĐ-CTHA, ngày 25/6/2013 của cơ quan Thi hành án TP.HCM về việc cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản DNTN Phước Bình, quận Thủ Đức, TP.HCM là giá trị đất thuê theo giấy chứng nhận QSDĐ thuộc thửa 896, tờ bản đồ số 3, xã Tam Bình, quận Thủ Đức, có thời hạn thuê đến năm 2048 cùng trạm xăng dầu Phước Bình, và nhiều tài sản trên đất là nhà ở của gia đình ông Tân. Điều đáng nói là trong hơn 4.000 m2nhượng của người khác từ năm 2005.

Ông Tân cho rằng, khối tài sản bị cơ quan THADS kê biên nói trên là của riêng gia đình vợ và con ông, chứ không liện quan gì đến vụ việc của ông Sâm. Chính vì vậy, ông Tân liên tục khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Ngày 12/7/2013, ông Tân nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Cục THADS TP.HCM và Tổng cục THADS, theo đó không chấp nhận khiếu nại của ông. Không đồng tình vì cho rằng quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, ông Tân tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có Bộ Tư pháp và Thanh tra Bộ Tư pháp. Ông Tân cho biết, “DNTN mang tên Phước Bình là do tôi nhận chuyển nhượng từ bố (tức ông Sâm – PV) và đã được Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận và chính tôi là chủ sở hữu doanh nghiệp cách đây đã 9 năm (2005)”. Theo ông Tân, từ thời điểm chuyển nhượng đến nay, bản thân ông Sâm không hề trú ngụ ở địa chỉ này. Đáng nói là không hiểu từ lúc nào, ông Sâm đã “lén” lấy giấy chứng nhận QSDĐ của con trai rồi đi thế chấp cho bà Giáp Thị Dinh. Cũng từ đây, do không trả được tiền cho bà Dinh, thế là ông Sâm và bà của ông Tân bị kê biên thì có hơn 2.000 m2 ông nhận chuyển Dinh kéo nhau ra tòa”.

Theo đó, TAND TP.HCM tuyên buộc ông Sâm có nghĩa vụ phải trả cho bà Dinh số tiền đã vay của bà Dinh cộng với lãi suất như đã nói ở trên. Cũng cần nói rõ rằng, trong bản án này, không có bất kỳ nội dung nào thể hiện ông Tân phải trả tiền cho bà Dinh. Hay nói cách khác, việc nợ nần giữa ông Sâm và bà Dinh không liên quan gì đến DNTN Phước Bình. Bởi giữa ông Tân và ông Sâm không còn liên quan gì với nhau trong hoạt động của DNTN Phước Bình từ nằm 2005.

Nhận định thiếu căn cứ pháp lý

Ông Tân cho biết thêm, vào năm 2005, bản thân ông đã hoàn thành nghĩa vụ thuế cho DNTN Phước Bình của ông, về quyết toán năm đến nay cơ quan thuế không có ý kiến gì, hơn nữa thời điểm 2005 chưa có thuế thu nhập này. Bên cạnh đó, dưới khía cạnh pháp lý, vào ngày 1/6/2005, DNTN Phước Bình của ông Sâm đã chính thức chuyển nhượng và sang tên sang cho ông Tân – chủ sở hữu hợp pháp của khối tài sản nói trên.

Nói về vụ án “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà và chuyển nhượng QSDĐ” giữa ông Sâm với bà Dinh, ông Tân lấy làm lạ, vì án sơ thẩm của TAND quận Thủ Đức, TP.HCM tuyên buộc: “Ông Tân có trách nhiệm quản lý giữ gìn toàn bộ tài sản trạm xăng, tài sản trên đất và giấy chứng nhận QSDĐ số 240904 ngày 1/10/1998, do UBND TP.HCM cấp; ông Tân không được chuyển nhượng cầm cố, thế chấp cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào”. Quá bức xúc trước quy buộc của tòa, ông Tân làm đơn kháng cáo. Ngày 12/7/2011, TAND TP.HCM đưa vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” ra xét xử phúc thẩm và quyết định chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Tân, sửa bản án dân sự sơ thẩm số 23/2011/DS-ST ngày 14/4/2011 của TAND quận Thủ Đức. Nội dung bản án án phúc thẩm này cũng không hề quy buộc ông Tân như cấp sơ thẩm trước đó đã tuyên.

Đơn khiếu nại của ông Nguyễn Thanh Tân gửi Cơ quan chức năng và báo chí.

Luật sư phía ông Tân cho rằng, “quyết định của cơ quan thực hiện kê biên chỉ “vin” vào phần nhận định không có căn cứ của bản án phúc thẩm để rồi đưa ra phán quyết gây thiệt hại cho ông Tân. Như vậy chẳng khác nào cơ quan này đã tự mình quyết định khối tài sản này là của ông Sâm thay vì thẩm quyền này thuộc tòa án các cấp. Để rồi cũng từ đây, cơ quan kê biên khẳng định các bên chưa có hành vi mua bán xảy ra. Do đó, trạm xăng dầu và các tài sản khác trong khuôn viên là sở hữu của ông Sâm chứ không phải của gia đình ông Tân” – vị Luật sư này phân tích. Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Lê Thị Minh Nguyệt, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, quyền sử dụng đất do DNTN Phước Bình thuê của Nhà nước có thời hạn 50 năm là trả tiền thuê đất hàng năm theo hợp đồng. Xét về khía cạnh pháp luật, hợp đồng này đảm bảo về mặt pháp lý và không gây thất thoát tiền cho ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp muốn chuyển sang thuê đất trả tiền một lần thì phải điều chỉnh hợp đồng và có sự thẩm định giá trị QSDĐ cho cả thời gian thuê của cơ quan có thẩm quyền.

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/tin-chi-tiet/10/51633/TP.-Ho-Chi-Minh-%E2%80%9CQuyt-lam...-cam-chiu%E2%80%9D.html