Top 5 loại pháo kéo trên thế giới

Dù đánh ngày hay đánh đêm, thì lực lượng pháo binh vẫn là một trong những thành phần không thể thiếu trong đội hình chiến đấu.

Lựu pháo D-20 152 mm

Loại lựu pháo D-20 được phát triển ngay sau khi kết thực chiến tranh thế giới thứ hai ở nhà máy chuyên thiết kế pháo binh của Nga mang tên F.F Petrov. Nó được dùng để thay thể loại lựu pháo ML-20 được biết tới trước chiến tranh nhưng chúng rất nặng và có uy lực kém hơn.

D-20 hiện có mặt ở hơn 18 quốc gia và được sử dụng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, chiến tranh ở Việt Nam và Afghanistan.

Tuy pháo D-20 152 mm khá nặng và khó kéo theo trên trận địa nhưng bù lại chúng có thể đạt tầm bắn đến 17,4 km và hỏa lực rất mạnh.

Pháo được trang bị hệ thống ngắm khi bắn định hướng (bắn thẳng) cả ban ngày lẫn ban đêm cung cấp cho pháo khả năng chống xe tăng đáng kể. Pháo có khối lượng 5,7 tấn, dài 8,69 m, rộng 2,35 m.

Pháo 130 mm M46

Pháo 130 mm M46 là loại lựu pháo dã chiến nòng dài do Liên Xô thiết kế trong nhà máy với số hiệu 172 vào những năm 1946 đến 1950. Chúng được dùng để thay thế lựu pháo 122 mm mẫu năm 1931 đến 1937.

Việc sản xuất M-46 lần đầu có quy mô nhỏ vào những năm 1951 ở nhà máy 172 và tiếp tục sản xuất đến năm 1971.

Trong những năm 1950 M-46 là loại vũ khí tầm xa chính của Liên Xô, bởi độ lớn và sức mạnh đặc biệt giúp chúng tiếp tục phục vụ trong quân đội Nga. M-46 cũng đã được xuất khẩu tới các đồng minh của Liên Xô và được sử dụng trong những cuộc xung đột địa phương kể cả trận đấu pháo giữa Trung Quốc và Đài Loan, chiến tranh Việt Nam và Trung Đông.

Tính đến nay chúng có mặt ở hơn 25 quốc gia trên thế giới. Chúng có khối lượng 7,7 tấn, dài 11,73 m, rộng 2.45 m và có thể đạt tầm bắn xa nhất 27,5 km.

Lựu pháo 105 mm M101

Đây là loại lựu pháo của Mỹ sử dụng trong giai đoạn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, phiên bản xuất khẩu được sản xuất từ năm 1941 và hiện nay vẫn đang phục vụ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loại lựu pháo này cũng được trang bị trên xe tự hành ở thế chiến thứ hai M7 Priest

Đây là loại chính của quân đội Mỹ trong thế chiến thứ hai và một thời gian dài sau đó, chỉ khi có loại lựu pháo M119 thì M101 mới chính thức ra khỏi quân đội Mỹ.Tuy nhiên hiện nay các nước đồng minh của Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng.

Ở Việt Nam dòng lựu pháo này được biết đến là vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội Việt Minh đã làm lên những chiến công hiển hách cùng tướng Giáp.

M-198

M-198 là loại lựu pháo của Mỹ được thiết kế vào những năm 1970 ở xưởng quân giới Rock Island để thay thế loại lựu pháo M114 trong Chiến tranh thế giới thứ hai. M-198 đã được trang bị cho Thủy quân Lục chiến Mỹ vào năm 1978 và cũng trong năm đó chúng được sản xuất để xuất khẩu, đã có tất cả khoảng 1700 loại lựu pháo này được sản xuất.

Chúng là hệ thống pháo kéo tiêu chuẩn trong quân đội, được sử dụng trong một số cuộc xung đột đặc biết là trong chiến tranh vùng Vịnh. Đến cuối thập niên 2000 chúng bắt đầu được thay thế bới lựu pháo 155 mm M777.

Hiện nay hầu hết loại này vẫn còn đang được sử dụng ở hơn chục quốc gia. Chúng có khối lượng khoảng 7,163 tấn và có thể tầm bắn tối đa 30,1 km.

155 mm Lựu pháo M-777

M777 là loại pháo kéo cỡ nòng 155 mm. M777 đực sản xuất với công ty BAE Systems, trọng lượng khoảng 4218 kg cho phép vận chuyển bên ngoài bởi trực thăng CH-47 hoặc loại máy bay MV-22 Osprey. M777sử dụng nhiều vật liệu titan. M777 nhỏ hơn và nhẹ hơn 42% so với M198.

Đây là loại phảo có thể sử dụng đạn thông minh M982 Excalibur khiến những phát bắn ở khoảng cách 40 km chỉ sai lệch 5m. Được biết phiên bản xuất khẩu được Mỹ nâng cấp để cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực.

Tất cả những loại pháo này trong thế kỷ trước là thành phần không thể thiếu góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc chiến, Ngày này trong chiến tranh hiện đại những loại pháo kéo không còn là phần tử trung tâm, các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu không phát triển mạnh các loại pháo kéo này.

Quân đội các nước cần một loại vũ khí có khả năng cơ động linh hoạt hơn. Tuy nhiên rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục cải tiến và trang bị cho quân đội trong đó có Việt Nam.

Nguyễn Đông

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/top-5-loai-phao-keo-tren-the-gioi-3321122/