Top 5 kẻ siêu lừa đảo

QĐND - Lịch sử thế giới tài chính từng chứng kiến hàng nghìn vụ siêu lừa đảo, gây thiệt hại nhiều tỷ USD, khiến hàng triệu người tay trắng. Mới đây, Tạp chí Time đã thống kê 5 kẻ lừa đảo lớn nhất mọi thời đại.

A-len Xtan-phoót

Vụ lừa đảo mới mang tên A -len Xtan-phoót được cho là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây chấn động giới tài chính và đầu tư trên phạm vi toàn cầu vì nạn nhân của nó có ở 131 quốc gia trên thế giới.

Tên A -len Xtan-phoót

A-len Xtan-phoót là chủ mưu vụ lừa đảo bán chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng thông qua 3 ngân hàng, tổ chức tài chính do A -len Xtan-phoót làm chủ. Chiêu lừa là rao bán chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng với mức lãi suất hơn 8%/năm, cao hơn 2 lần so với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại. Để thu phục lòng tin, A-len Xtan-phoót đã phát cho các khách hàng đĩa CD ghi lại những thương vụ đầu tư thành công (nhưng giả mạo) trước đó. Kết quả là công ty của Xtan -phoót đã thu hút được hơn 50.000 khách hàng ở 131 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung ở Mỹ, châu Mỹ La -tinh và vùng biển Ca -ri-bê.

Sác-lơ Pôn -di

Từ năm 1906, trên thế giới áp dụng cơ chế chuyển đổi phiếu bưu chính trả tiền trước (IRC). Chúng được bán ra ở nước này và có thể đổi thành tem thư ở nước khác. Bản thân chúng không phải là tiền, nhưng nếu bán tem thư đã được đổi ra ở nước khác thì lại có thể thu về được tiền. Một thương gia Tây Ban Nha đã gửi thư cùng với một phiếu bưu chính như thế cho Sác -lơ Pôn -di. Pôn -di phát hiện ra rằng, phiếu bưu chính ấy chỉ có giá 1 cent ở Tây Ban Nha, nhưng lại có thể đổi về được một tem thư giá 6 cent ở Mỹ.

Sự chênh lệch đó chẳng khác gì tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền với nhau. Từ đó, Pôn-di phát triển thành ý tưởng kinh doanh: Mua IRC ở đâu rẻ và đem đến đổi thành tem ở nơi giá cao hơn, rồi bán tem thu tiền. Hợp lý và hợp pháp. Pôn -di trở thành nhà đầu cơ IRC như thế.

Điều kỳ lạ và không thể giải thích nổi là rất nhiều người tin vào cách kinh doanh của Pôn -di, tin vào lời hứa của Pôn -di rằng, sẽ nhận được gấp đôi số tiền gửi trong vòng có 90 ngày, không để ý đến là Pôn -di kiếm đâu ra nhiều IRC đến mức độ có thể trả được lãi suất cao như vậy trong thời gian ngắn như vậy.

Đổ bể là chuyện không tránh khỏi khi chỉ một người gửi tiền muốn rút vốn về mà Pôn -di không trả được. Pôn -di bị bắt, bị kết án 5 năm tù. Cơ quan luật pháp chỉ thu về được 1, 5 triệu USD và ở sổ sách chỉ có 27.000 IRC trong khi lẽ ra phải có tới 160 triệu IRC.

Pi-tơ Tôm

Năm 2010, Pi-tơ Tôm, một doanh nhân ở bang Min -nê-xô-ta đã bị kết án 52 năm tù vì gian lận, rửa tiền theo hình thức của vua lừa đảo Pôn -di. Giá trị thiệt hại của vụ này được đánh giá lên tới 3, 65 tỷ USD.

Pi-tơ là giám đốc điều hành và chủ tịch của Pi -tơ Group Worldwide, một công ty kinh doanh đa ngành với các tài sản như Hãng hàng không Sun Country và Polaroid. Pi -tơ và các đối tác của ông đã thuyết phục các nhà đầu tư cung cấp tiền để mua đồ điện tử sẽ được bán cho các nhà bán lẻ như Costco và Sam Club. Tuy nhiên, thay vì thanh toán tiền mua đồ điện tử, Pi-tơ lấy tiền của nhà đầu tư sau trả lại các nhà đầu tư trước và để phục vụ cho một cuộc sống xa hoa.

Đa-vít Đô -mi-nen-li

Năm 1979, Đô-mi-nen-li mở một công ty đầu tư ở La Giô -la. Đó là một kế hoạch Pôn -di cổ điển. Đô -mi-nen-li trả tiền cho những nhà đầu tư ban đầu bằng tiền thu được từ những người mới. Đến năm 1983, khi Đô -mi-nen-li có gần 1.500 nhà đầu tư với tổng số tiền lên tới 80 triệu USD.

Năm 1985, thị trưởng San Đi -ê-gô Rô -giơ Hét -giê-cúc bị kết tội khai man chi phí liên quan đến chiến dịch đóng góp từ quỹ tranh cử của Đô -mi-nen-li. ông bị buộc phải từ chức. Đô -mi-nen-li không may mắn như vậy. Năm 1985, ông nhận tội với 4 cáo buộc trọng tội và bị kết án 20 năm tù giam.

Bơ-nác Ma -đốp

Bơ-nác sáng lập hãng Bơ -nác L.Ma -đốp Investment Securities LLC ở phố Uôn vào năm 1960 và là chủ tịch hãng này đến ngày 11-12-2008, khi ông bị bắt và bị buộc tội gian lận tài chính.

Ngày 11-12-2008, các nhân viên FBI đã bắt giữ Ma -đốp và buộc tội ông ta với tội danh gian lận chứng khoán. Trước hôm bị bắt, Ma-đốp đã thú nhận với một số nhân viên cấp cao trong công ty của ông ta rằng, phân nhánh tư vấn và quản lý kinh doanh thực ra "về cơ bản, là một mô hình Pôn -di khổng lồ".

Vụ gian lận liên quan đến Ma -đốp được ước tính gây ra thiệt hại lên tới 50 tỷ USD tiền mặt và chứng khoán. Các ngân hàng tại Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ, I-ta-li-a, Hà Lan, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã tuyên bố, họ có khả năng mất hàng tỷ đô -la Mỹ trong vụ lừa đảo này. Như vậy, đây là vụ gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử bị quy cho một nhân vật duy nhất.

Trần Ngọc Huyền

Nguồn QĐND: http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/91/68/77/77/77/182091/Default.aspx