Tôi nói đến “Tam cương” và “Ngũ thường”

Tôi may cái áo theo truyền thống của dân tộc mà Bác Hồ hay mặc trong những lần xuống hòa đồng với nhân dân và hăm hở mong ngày đến lấy.

Lúc chủ tiệm đưa áo, tôi phát hiện tà áo trổ sáu lỗ cúc khuy. Hỏi chủ tiệm: - Sao tà áo các cháu lại trổ sáu lỗ? Vợ chồng chủ tiệm còn trẻ trả lời tỉnh bơ: -Bác ơi! Áo bây giờ người ta trổ sáu lỗ cả đấy! Áo sơ-mi cũng vậy bác ạ! -Trời ơi! Tôi thở dài: -Bác không lấy chiếc áo này nữa đâu! Vừa lúc đó, ba bốn nam nữ thanh niên cũng đến lấy áo quần, đồng thanh cùng nói: - “Đây bác này, áo các cháu đều trổ sáu khuy cả. Chỉ có áo bạn gái này người thấp trổ năm khuy mà thôi.” -Ấy chết! Ấy chết! Chính các cháu còn trẻ, theo áo nước ngoài nhập vào họ làm sáu khuy. Nay các cháu bắt chước thế này thì nguy to cho đất nước! Tôi nói hơi lớn tiếng một tí. -Sao vậy bác? Các cháu hỏi. Tôi nói: Cái sai này là của các thợ nhà may. Để bác giải thích cho các cháu nghe và phải sửa. -Dạ! Dạ! Chúng cháu mong được nghe bác nói rõ hơn. -Thế ở đây có cháu nào là kĩ sư, hay là tiến sĩ không? -Dạ thưa bác có ạ! Bạn này là kĩ sư; bạn này là tiến sĩ; bạn này là thạc sĩ; và bốn cháu đây tú tài đấy ạ! -Ồ thế thì tuyệt vời về học vấn. Các cháu hãy nhìn vào những bộ quần áo Bác Hồ mặc đều là trổ năm khuy. Bác đây cũng vậy, áo đang mặc trong người cũng năm cúc, năm khuy. Các cháu nhìn lại áo của các cháu mà xem hầu hết là năm cúc, năm khuy cả. Riêng áo sơ-mi thì thêm vào hai cửa tay hai cúc hay khuy nữa ấy là ngoại lệ. Các cháu có biết không? Ngày xưa tất cả mọi người đi học (kể cả vua chúa, quan lại) ai cũng phải “Tiên học lễ” rồi mới đến “Hậu học văn”. Vậy cho nên trong lễ nghĩa thì phải học “Tam cương” và “Ngũ thường”. -Dạ! Các cháu có biết tam cương và ngũ thường nhưng sao lại liên quan với khuy áo là thế nào hở bác? - Như thế mới sâu sắc đấy các cháu ạ! -Tam cương là: Quân – Sư – Phụ. Tôi nói tiếp, bổn phận làm dân của một nước là phải thờ vua, trung thành với vua. Các cháu chắc biết lịch sử nước nhà, gương Lê Lai cứu chúa. Là trung thành tuyệt đối với vua. Còn Nguyễn Đình Chiểu thì “sống thờ vua, thác cũng thờ vua”. Còn học sinh đi học thì phải biết tôn sư, trọng đạo. Kính trọng thầy và vâng lời thầy để trở thành trò giỏi, con ngoan. Còn phụ là cha mẹ, phải trọn đời thờ phụng, báo hiếu công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ. Ba đạo lí làm người đó thấm sâu vào cốt tủy xương máu của ông cha đời các bác bây giờ. Cho nên từ Tam nghĩa là ba nó tồn tại và được thường xuyên nhắc nhở đầu cửa miệng trong sinh hoạt hàng ngày: Cơm ba bát, nước ba bầu; thuốc ba thang, Thành Hoàng ba đạo; Cho mày ba đấm, ba đạp, ba tát... Thắp ba nén hương, rót ba chén rượu... Tam nhân đồng hành... Đó chính là Tam cương. Tôi nói đến đây nhiều cháu ngạc nhiên. Có cháu nói: Vậy là chúng cháu sáng ra rồi. Nhưng bây giờ cái khuy áo là sao nữa cơ bác? Bác giải thích cho chúng cháu để biết luôn. -Được! Được! Để bác nói tiếp. Đấy là ngũ thường. Ngũ là năm. Năm điều răn về cương thường đạo lí. Đã là người dân Việt Nam luôn luôn phải làm và giữ trọn năm điều: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Mỗi con người của dân tộc Việt Nam đều phải thực hiện bằng được năm điều và phải thuộc lòng, hằn sâu vào trí óc như những ông cha ta trước đây: Như têm trầu năm miếng hoặc ba chứ không bao giờ têm bốn hoặc sáu miếng cả. Tết thì chưng mâm Ngũ quả. Rồi chỉ ngũ sắc. May áo năm thân (loại áo dài). Cúc khuy trổ năm lỗ (ngũ thường) mà ông cha ta trước đây đã đi sâu vào tiềm thức con người. Ý nghĩa của tà áo trổ năm khuy là vậy đấy các cháu ạ! Ra về, lòng tôi cảm thấy nhẹ nhõm với cuộc gặp gỡ tình cờ này. Được nhắc lại những truyền thống quý báu của dân tộc ta trên bốn nghìn năm lịch sử mà thậm chí nhiều người đã lãng quên hoặc lại không biết nội dung “Tam cương” và “Ngũ thường” mà bản thân mình hàng ngày vẫn tôn thờ và sử dụng Nguyễn Phi Diếu

Nguồn Báo Người cao tuổi: http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=4044&lang=vn&zone=3&zoneparent=0