Tôi đã 'hô biến' chồng hư thành chồng ngoan bằng cách chẳng ai ngờ tới

Bài học trung tâm tôi học được là nên thưởng cho những hành động tôi thích và làm ngơ trước những hành động tôi không thích.

Khi tôi đang rửa chén trong bếp thì chồng tôi loạt xoạt tìm kiếm sau lưng tôi. “Em có thấy cái chìa khóa xe không?”, rồi không thấy tôi trả lời, anh ấy thở dài một tiếng rồi ra khỏi phòng.

Trước đây, có lẽ tôi đã tắt vòi nước và bắt đầu tìm kiếm cùng với chồng tôi và sẽ nói những câu an ủi đại loại như: “Anh đừng lo, từ từ cũng kiếm ra thôi” nhưng như vậy chỉ khiến anh ấy khó chịu hơn. Và chẳng mấy chốc, chuyện một cái chìa khóa thất lạc sẽ thổi bùng lên thành một trận cãi vã giữa hai vợ chồng.

Bây giờ, tôi chỉ tập trung vào rửa chén dĩa trước mặt. Tôi không buồn quay mặt lại và cũng chẳng nói gì. Tôi bắt đầu sử dụng kĩ thuật mà mình học được từ một người huấn luyện cá heo. Vâng, đó là sự thật.

Tôi rất yêu chồng mình. Anh ấy biết nhiều, thích phiêu lưu và có tính hài hước giúp cho cuộc hôn nhân 12 năm của chúng tôi khá vui vẻ. Nhưng anh ấy cũng thường hay quên, chậm trễ và thích lo chuyện bao đồng. Anh ta thường luẩn quẩn trong bếp khi tôi đang nấu ăn và hỏi xem tôi đã đọc cái này hay cái kia chưa khi tôi đang tập trung nấu nướng. Anh ấy cũng hay để khăn giấy đã dùng trên bàn mà chẳng buồn vứt vào giỏ rác để giúp nhà cửa gọn gàng.

Những sự khó chịu nho nhỏ này sẽ không dẫn đến những kết quả nghiêm trọng như chia tay hay ly dị, như dần dần nó làm nhạt đi tình cảm của tôi với chồng. Tôi muốn - và cần phải làm cho anh ấy trở nên hoàn hảo, làm cho anh ấy không làm tôi bực mình nữa, không bắt tôi phải đợi ở nhà hàng và trở thành một người chồng khiến tôi yêu nhiều hơn mỗi ngày.

Vì vậy, như những người vợ khác, tôi bắt đầu kêu ca phàn nàn và dĩ nhiên, điều này chỉ làm mọi chuyện tệ hơn. Anh ấy thậm chí còn lái xe nhanh hơn khi tôi phàn nàn anh ấy lái xe ẩu, ít cạo râu hơn khi tôi phàn nàn anh ấy lôi thôi, và chẳng buồn dọn dẹp giường khi thức dậy. Chúng tôi đã thử tư vấn tâm lý nhưng người tư vấn thật sự không đưa ra được lời khuyên bổ ích nào.

Sau đó, một chuyện tuyệt vời xảy ra. Quyển sách mà tôi đang viết về một người huấn luyện thú, vì thế tôi phải dành thời gian quan sát các huấn luyện viên làm việc. Thật chẳng dễ dàng gì để huấn luyện các loài động vật và bắt chúng phải làm theo hiệu lệnh.

Khi người huấn luyện thú chuyên nghiệp giải thích cho tôi cách họ huấn luyện cá heo và voi. Và ngạc nhiên thay, tôi nghĩ những kĩ thuật đó có thể áp dụng lên người chồng đáng yêu nhưng cứng đầu của tôi.

Bài học trung tâm tôi học được là nên thưởng cho những hành động tôi thích và làm ngơ trước những hành động tôi không thích.

Quay về nhà, tôi bắt đầu cảm ơn chồng tôi khi anh bỏ một chiếc quần bẩn vào giỏ. Nếu anh ấy bỏ cả quần và áo bẩn, tôi sẽ hôn anh ấy. Trong lúc đó, tôi sẽ bước qua những quần áo bẩn vương trên sàn nhà mà không nói gì. Và điều hay ho diễn ra là đống quần áo bẩn chẳng nhiều hơn mà chỉ ít đi.

Tôi đã sử dụng cái mà người huấn luyện gọi là sự tưởng thưởng xứng đáng, từng món quà nhỏ dần dần tạo nên những thói quen tốt. Chúng ta không thể trông mong vào việc các ông chồng sẽ thay đổi trong một sớm một chiều. Với chồng tôi, tôi bắt đầu khen anh với mỗi việc nhỏ anh làm: nếu anh ấy lái xe chậm hơn dù chỉ một chút, bỏ đôi tất bẩn vào giỏi hay bất cứ việc nào anh làm...

Tôi cũng bắt đầu phân tích chồng tôi theo cái cách mà những người huấn luyện thú làm. Họ tìm hiểu và nắm rõ các loài vật, từ cấu trúc cơ thể đến các khả năng giao tiếp, để hiểu được các loài thú nghĩ gì, thích gì và không thích gì; cái gì thì dễ đối với chúng và cái gì là không.

Ví dụ: Voi là một loài vật to lớn, nó không thể nhảy, nhưng một con vật khác có thể đứng trên đầu voi. Voi ăn cỏ, cá heo thì ăn cá...

Chồng tôi là một đàn ông thế hệ mới. Anh ấy quan trọng các vấn đề tầng lớp xã hội. Anh ấy có sự cân bằng tốt của một vận động viên, nhưng thích đi lại từ tốn, đặc biệt khi mặc quần áo. Anh ấy thích trượt tuyết nhưng không thích đúng giờ.

Khi tôi bắt đầu nghĩ theo cách đó, tôi không thể dừng lại được. Tại trường học, tôi có những tờ note nhỏ hướng dẫn cách làm thế nào để sói chấp nhận bạn thuộc vào bầy của nó hay làm thế nào để dắt lạc đà đi dạo, và tôi không thể chờ để áp dụng các kĩ thuật ấy lên chồng tôi.

Trong một chuyến khảo sát với sinh viên, tôi nghe các người huấn luyện thú diễn tả cách anh ta dạy những chú chim Phi Châu không đáp xuống đầu và vai anh ta. Anh ta dạy những chú chim này đáp xuống một tấm chiếu trên mặt đất. Anh ta giải thích đây là khái niệm “hành vi không tương thích”.

Những con chim không thể phân biệt được cái chiếu và đầu anh ta. Thay vì dạy các chú chim không đáp lên người mình, người huấn luyện dạy chim làm một hành động khác, một hành vi khác làm cho hành vi này là không thể.

Khi về nhà, tôi sử dụng các hành vi không tương thích này với chồng tôi để anh khỏi làm phiền khi tôi nấu ăn. Tôi đưa hành ngò để anh cắt và phô mai để anh xếp trên kệ bếp. Hoặc tôi sẽ đặt một tô snack và bánh phồng trong phòng. Khi tôi làm vậy, chồng tôi cũng không còn loay hoay xunh quanh khi tôi nấu ăn nữa.

Một kĩ thuật khác tôi học được khi các người huấn luyện thú dạy cá heo. Khi cá heo làm sai, người huấn luyện sẽ không lập tức phản ứng lại. Anh ta dừng lại vài nhịp, không nhìn tới chú cá heo và sau đó quay lại công việc đang tạm dừng. Ý nghĩa của việc này là, bất kì một phản ứng nào, tích cực hay tiêu cực, sẽ tiếp thêm nhiên liệu cho một hành vi đó. Nếu một hành vi không được đáp ứng, nó sẽ biến mất.

Đó chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi chồng tôi lại bắt đầu đi quanh nhà tìm chìa khóa. Khi ấy, tôi chẳng nói gì và tiếp tục làm việc của mình. Đó là một nỗ lực để tôi giữ sự bình tĩnh của mình, nhưng kết quả thì thấy được ngay lập tức và rất tuyệt vời. Tính tình của chồng tôi trở nên tốt hơn nhiều.

Lại một lần nữa, tôi nghe tiếng anh ấy đóng cửa đánh rầm, loạt soạt tìm chìa khóa. Tôi bình tĩnh ở nhà bếp rửa chén. Và một lát sau, mọi thứ yên tĩnh lại. Chồng tôi bước vào nhà bếp, chìa khóa trong tay và bình tĩnh nói: “Anh tìm được rồi này”.

Không quay lại, tôi nói vọng ra: “Hay quá. Gặp anh vào buổi tối nhé”.

Sau hai năm “huấn luyện”, cuộc hôn nhân của chúng tôi thoải mái hơn và chồng tôi cũng dễ chịu hơn. Trước đây tôi hay lấy những hành động của chồng tôi để chỉ trích và xem nó như một dấu hiệu anh ấy không quan tâm tôi. Nhưng khi áp dụng phương pháp này, tôi cho phép mình nhận thấy được cần phải xem xét sự khác nhau giữa tôi và chồng.

Tôi sử dụng câu châm ngôn của người huấn luyện thú: “Động vật không bao giờ có lỗi”. Khi huấn luyện chồng tôi, tôi không bao giờ đổ lỗi cho anh ấy. Thay vào đó, tôi suy nghĩ ra những cách thức mới, những hành vi không tương thích mới và những phần thưởng mới. Tôi mổ xẻ hành vi của chính mình, xem xét xem hành động của tôi có tiếp thêm nhiên liệu cho hành vi của chồng mình không. Tôi cũng chấp nhận rằng một số hành vi là không thể thay đổi và huấn luyện. Như việc chồng tôi luôn làm mất chìa khóa và ví của anh ấy.

Mùa thu năm ngoái, tôi phát hiện ra mình cần phải niềng răng. Chúng không chỉ ê buốt mà còn nhức nhối. Răng, nước và hàm của tôi cực kì đau. Tôi phàn nàn suốt. Chồng tôi bảo từ từ tôi sẽ quen với việc có cái đống kim loại ấy trong miệng mình. Nhưng tôi vẫn không quen.

Một buổi sáng nọ, khi tôi chuẩn bị thêm một tràng đã kích về cái sự không thoải mái của mình, chồng chỉ nhìn tôi mà không nói gì và cũng chẳng gật đầu về những lời tôi nói.

Tôi chạy bộ một quãng và đột nhiên tôi nhận ra, ông chồng tôi cũng đang áp dụng cách tôi làm với anh ấy trước đây. Chúng tôi cùng cười và lại thảo luận về phương pháp này.

Tôi nghĩ vợ chồng bạn cũng nên áp dụng phương pháp tuyệt vời này, biết đâu mối quan hệ giữa hai người sẽ nhanh chóng được cải thiện và hạnh phúc đến không ngờ đấy!

Theo Infonet

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/tinh-yeu-hon-nhan/toi-da-ho-bien-chong-hu-thanh-chong-ngoan-bang-cach-chang-ai-ngo-toi-91243/