Tin quân sự ngày 14/4

Mỹ tuyên bố triển khai hệ thống phòng không vì bất đồng với Nga; Lầu Năm Góc dự kiến hoàn thành đóng tàu sân bay John F. Kennedy vào năm 2020; Hải quân Anh quyết định quay trở lại Bắc cực…là những tin quân sự mới ngày 14/4.

Tổ hợp tên lửa Iskander - M

*Mỹ tuyên bố triển khai hệ thống phòng không vì bất đồng với Nga

Mỹ đang triển khai một loạt các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, bao gồm cả việc mở rộng các hệ thống phòng không.

Đó là tuyên bố của Thứ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề chính trị, Brian McKeon.

Theo ông, các bước này là cần thiết vì thực tế rằng Nga đang vi phạm một thỏa thuận về cắt giảm tên lửa trung và tầm ngắn (INF).

"Liên quân đến các vi phạm hiệp ước INF của Nga, chúng tôi triển khai và thực hiện một chiến lược để đáp trả với các hành động quân sự của Nga, trong đó bao gồm việc sửa đổi và mở rộng hệ thống phòng không để đối phó với khả năng tấn công của Nga", ông McKeon viết trong thư gửi cho Ủy ban Thượng viện về vấn đề vũ trang/vũ khí.

Hồi cuối tháng Hai, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất RS-26 Rubez. Các thử nghiệm đầu tiên đã diễn ra trong tháng 9 năm 2011. RS-26 Rubez dự dịnh sẽ thay thế tên lửa RT-2PM Topol đã lỗi thời.

Trong tháng 12 năm 2015, Hoa Kỳ xem xét khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga vì theo Washington, Moscow vi phạm Hiệp ước INF.

Vài năm gần đây, Nga và Hoa Kỳ liên tục cáo buộc nhau vi phạm Hiệp ước INF. Mỹ cho rằng tên lửa hành trình P-500, tổ hợp tên lửa Iskander-M, cũng như loại tên lửa mới nhất của Nga RS-26 Rubez, có tầm bắn bị cấm trong hiệp ước INF.

Phía Nga chỉ ra rằng tầm bắn của P-500 là dưới 500 km, và tầm bắn của tên lửa RS-26 Rubez là khoảng 6000 km. Do vậy, RS-26 phải được coi là tên lửa liên lục địa.

Theo Hiệp ước INF (ký năm 12/1987), cấm triển khai các bệ phóng trên bộ cho tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo có tầm bắn tối đa 500 đến 5.500 km.

Lầu Năm Góc dự kiến hoàn thành đóng tàu sân bay John F. Kennedy vào năm 2020.

*Lầu Năm Góc dự kiến hoàn thành đóng tàu sân bay John F. Kennedy vào năm 2020

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết tàu sân bay Gerald R. Ford (CVN 78) là chiếc đầu tiên thuộc lớp Ford, hiện đã hoàn thiện 97% và sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ 2 tháng sau khi hoàn thành chạy thử trên biển vào tháng 7 tới.

RIA Novosti dẫn thông báo của phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sean Stackley cho hay, tàu sân bay hạt nhân của Mỹ John F. Kennedy (CVN 79) là chiếc thứ hai thuộc lớp Ford (lớp tàu sân bay mới nhất) sẽ được hạ thủy vào năm 2020.

Phát biểu trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, ông Stackley xác nhận, đến tháng 3/2016 tàu sân bay John F. Kennedy đã được hoàn thiện 18%

Theo quan chức quốc phòng Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên thuộc lớp Ford đã hoàn thiện 97% và sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 9 năm nay sau khi hoàn thành chạy thử trên biển (dự kiến vào tháng 7). Chiếc thứ ba thuộc lớp này Enterprise (CVN 80) sẽ bắt đầu được đóng vào năm 2018.

Mỹ bắt đầu kế hoạch đóng tàu sân bay mới nhất lớp USS FORD từ năm 2009. Tới thời điểm này ngân sách dự án đã tăng 22%, đạt 12,9 tỷ USD. Liên quan tới dự án này Lầu Năm Góc và Hải quân Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích của các nhà lập pháp Mỹ do sự chậm trễ liên tục trong công việc đóng tàu cũng như chi phí quá lớn cho soái hạm của lớp tàu này.

*Hải quân Anh quyết định quay trở lại Bắc cực

*Hải quân Anh quyết định quay trở lại Bắc cực

Cuộc chạy đua giành ảnh hưởng ở Bắc cực tiếp tục căng thẳng hơn sau khi Hải quân Anh tuyên bố đã sẵn sàng đưa tàu ngầm quay trở lại khu vực này.

Thông tin trên được hãng thông tấn Sunday Times của Anh đưa ra.

Theo Sunday Times, các sỹ quan của lực lượng Hải quân Vương Quốc Anh đã thực hiện thực tập tuần tra qua eo biển Bering trên tàu ngầm.

“Chúng tôi sẽ sử dụng kinh nghiệm của họ và quá trình huấn luyện thực tế để chuẩn bị đưa một trong các tàu ngầm lớp “Trafalgar” của chúng tôi vào hoạt động”- Phó Đô đốc Hải quân Anh John Wil trả lời phỏng vấn của báo giới về kết quả thực tập kể trên.

Theo Sunday Times, các tàu ngầm của Anh sẽ hoạt động dưới lớp băng ở Bắc cực trong thời gian tới. Hoạt động này trong thời kỳ xảy ra “Chiến tranh lạnh” vẫn được duy trì thường xuyên.

Tuy nhiên, đến năm 2007, Anh đã dừng hoạt động này sau khi một tàu ngầm bị nổ dưới đáy biển khiến hai quân nhân Anh thiệt mạng.

Tháng 12/2014, Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin tuyên bố rằng “cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Bắc cực đang diễn ra căng thẳng” nhưng hiện hành động của các bên vẫn trong khuôn khổ cho phép.

Được biết, Nga đã có kế hoạch củng cố mạnh mẽ vị thế của mình ở Bắc cực cả trên lĩnh vực quân sự-chính trị và kinh tế-tài chính. Trong tháng 4/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành sắc lệnh thành lập hệ thống căn cứ tàu ngầm của Nga ở Bắc cực, củng cố lãnh hải của Nga cũng như thành lập cơ quan quốc gia về thực hiện các chính sách của Nga ở Bắc cực.

Đào Cảnh

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/tin-quan-su-ngay-144-post196198.info