Tiêu diệt Syria: Mỹ, Thổ, Israel, Saudi Arabia đánh bầy đàn Assad

Chiến lược phác thảo chống Syria của CIA năm 1983 đã được giới chóp bu chính trị Mỹ hoàn thiện và hoạch định các biện pháp chi tiết vào năm 2012.

Kế hoạch gia tăng sức ép của Mỹ và đồng minh

Trong chiến lược khởi thảo năm 1983, CIA đề xuất rằng, Mỹ và đồng minh phải tích cực thúc đẩy các biện pháp quân sự và chính trị mang răn đe đối với chính quyền Assad, bao gồm các hành động thù địch xung quanh biên giới của Syria, nhấn mạnh đến vai trò của Israel, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ. Washington cho rằng, áp lực quân sự đủ lớn sẽ buộc Damascus phải thay đổi chính sách.

Mưu diệt Assad: Phân rã Syria, vẽ lại bản đồ Trung Đông

Chiến lược được CIA đề xuất năm 1983 hầu như giống hệt với nội dung các cuộc thảo luận của các cơ quan tư vấn chính trị chiến lược của Mỹ như Viện Brookings, ví dụ như những nội dung trong tài liệu "Dự thảo Trung Đông số 21: Cứu rỗi Syria: Đánh giá các lựa chọn thay đổi chế độ" được soạn thảo vào năm 2012.

Trong tài liệu có viết, sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công, Washington sẽ khuyến khích Ankara đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình “Dân chủ” ở Syria.

Khi mất đi tất cả sự kiên nhẫn với Damascus, chính quyền Erdogan đã thực hiện những hành động chống phá quyết liệt để gia tăng áp lực lên Asad và do đó tác động đến Iran.

Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với phe đối lập Syria là một điểm nhấn quan trọng. Với quan điểm cực đoan của mình đối với Đảng Công nhân người Kurd ở trong nước (PKK), Ankara đã phá hoại nỗ lực để đưa người Kurd Syria trở thành một tổ chức đối lập lớn mạnh nhất Syria.

Tuy nhiên, chính điều này đã cho phép người Kurd trở thành một tổ chức nằm ngoài vòng cương tỏa, không chịu sự chế ước của bất cứ thỏa thuận ngừng bắn nào, khiến họ có thể hành động tự do chiếm đất của Syria, dưới danh nghĩa chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Syria nằm trọn trong vòng vây của Mỹ và hàng chục nước đồng minh

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai ủng hộ tổ chức “Anh em Hồi giáo” Syria hơn bất cứ nhóm đối lập (chính trị) nào khác; đồng thời tiếp tục đưa các tay súng khủng bố IS và các chiến binh thuộc phe nhóm đối lập vào Syria thông qua lãnh thổ của họ.

Do đó, để đạt được mục đích chiến lược ở Syria, Washington phải vừa điều hòa mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, vừa phải đáp ứng được nhu cầu chính trị và văn hóa của người Kurd một cách hợp pháp ở Syria (hậu Asad) và ít nhất là nhấn mạnh đến vị thế của “Anh em Hồi giáo”.

Lật đổ Syria: Mỹ 34 năm tìm cách diệt cha con Assad

Một số tiếng nói ở Washington và Tel Avip cho rằng, Israel có thể góp phần thúc đẩy các tầng lớp Hồi giáo ở Syria để đạt mục đích loại bỏ Asad. Người Do Thái có cơ quan tình báo siêu việt và lực lượng quân sự hùng mạnh và rất quan tâm đến lợi ích chiến lược ở Syria.

Ngoài ra, các nhân viên tình báo của Israel có kiến thức sâu rộng về Syria, cũng như có các nhân mối trong chế độ Syria có thể được sử dụng để phá hủy cơ sở quyền lực của chế độ Damascus và tập trung vào việc loại bỏ Asad. Israel cũng có thể triển khai lực lượng mạnh trên cao nguyên Golan để gây áp lực đối với các lực lượng quân chính phủ Syria, bảo hộ cho các lực lượng đối lập.

Cùng với việc Thổ Nhĩ Kỳ cũng làm điều tương tự trên biên giới của họ, phe đối lập Syria được Saudi Arabia cung cấp ổn định về vũ khí trang bị và huấn luyện; những biện pháp tổng hợp này có thể khơi lên nỗi sợ hãi của chế độ Asad về một cuộc chiến tranh với quá nhiều đối thủ.

Những người ủng hộ còn lập luận rằng, áp lực ngày càng gia tăng thêm có thể dẫn đến sự mất ổn định nội bộ Syria, nếu các lực lượng chính phủ Syria cũng bị các tác động tiêu cực. Những hành động như vậy có thể thuyết phục được giới lãnh đạo quân đội của Syria lật đổ Asad.

Những định hướng trong tài liệu và các biện pháp mà nó vạch ra tiếp tục diễn ra đúng kế hoạch, bất kể đảng phái nào lên nắm chính quyền ở Mỹ. Và cuộc chiến "đa diện" được CIA phác thảo năm 1983 và được Brookings thảo luận chi tiết năm 2012 đã đi theo đúng chiều hướng như ngày hôm nay chúng ta đã thấy.

Mỹ và đồng minh hỗ trợ các nhóm chính trị đối lập

Trong kỳ trước mang tiêu đề: “ Tiêu diệt Assad, phân rã Syria, vẽ lại bản đồ Trung Đông ” chúng ta đã tìm hiểu về kế hoạch xé nát Syria của Mỹ và các đồng minh, cùng với việc Nga đã cứu Syria thoát khỏi đòn tập kích bằng không quân và tên lửa hành trình Tomahawk.

Tuy nhiên, mặc dù Nga đã giải tỏa được sự can thiệp quân sự trực tiếp của phương Tây vào Syria nhưng Mỹ và đồng minh vẫn tiếp tục nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda (al-Nusra) và các nhóm “đối lập ôn hòa” mở rộng phạm vi cuộc chiến; đồng thời phục hoạt các tổ chức chính trị “giả cầy”.

Tổ chức “Anh em Hồi giáo” ở Syria - một chi nhánh của phong trào Sunni cực đoan cùng tên được thành lập ở Ai Cập năm 1928, đã tiến hành phong trào vũ trang chống đối mạnh mẽ chế độ của Hafez al-Assad - cha của Bashar al-Assad trong hơn một thập kỷ.

Năm 1982, “Anh em Hồi giáo” nắm quyền kiểm soát thành phố Hama; Hafez al-Assad đã bắn phá thành phố trong một tuần, giết chết từ 6.000 đến 20.000 phiến quân. Tổ chức “Anh em Hồi giáo” đã thiệt hại nặng nề ở Syria, các thành viên của nó hầu hết bị tiêu diệt.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tieu-diet-syria-my-tho-israel-saudi-arabia-danh-bay-dan-assad-3341119/