Tiết lộ lý do Nga thèm căn cứ quân sự nước ngoài

Sở dĩ Nga cần căn cứ quân sự nước ngoài như Cam Ranh (Việt Nam) là nhẳm đảm bảo an toàn các tuyến đường biển chính, nâng cao hiệu quả chiến đấu của hạm đội...

Hôm 7/10/2016, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga Nikolai Pankov đã thông báo tại Duma Quốc gia Nga rằng, BQP Nga đang nghiên cứu khả năng trở lại Cuba và Việt Nam - những nơi trước đây từng có các căn cứ quân sự của Liên Xô (Nga). Tuy nhiên, Việt Nam sau đó ra tuyên bố tái khẳng định chính sách không cho nước khác đặt căn cứ quân sự. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

"Lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Tất cả các luận điểm tôi đã nêu là không thay đổi", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi của phóng viên hôm 13/10. Đáng chú ý, đây không là lần đầu tiên Nga đưa ra tuyên bố về việc muốn trở lại Cam Ranh. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Giải thích cho lý do việc Nga cần căn cứ quân sự ở nước ngoài, hãng thông tấn Sputnik cho rằng: Từ quan điểm thuần túy quân sự, các căn cứ quân sự nước ngoài đảm bảo an toàn của các tuyến đường biển chính, nâng cao hiệu quả chiến đấu và tính ổn định chiến đấu của hạm đội, cho phép phân bổ hiệu quả lực lượng hải quân trên các đại dương. Và, tất nhiên, làm cho khu vực khủng hoảng và hướng nguy hiểm tiềm năng trở nên dễ tiếp cận hơn. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Từ góc độ địa chính trị, việc các căn cứ hải quân có mặt ở nước ngoài không chỉ cho thấy vị thế quan trọng của đất nước. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế bền vững và khai thác an toàn các nguồn tài nguyên biển, cũng như công cụ quân sự và ngoại giao để tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Trong nhiều năm, Hải quân Liên Xô đã đóng căn cứ tại Syria và Ai Cập. Các thiết bị quân sự của Liên Xô và sau đó là của Nga đã hoạt động ở Cuba và Việt Nam. Nga từ lâu đã rút khỏi căn cứ ở Ai Cập, từ năm 1972 và đầu những năm 2000 đã đóng lại căn cứ tại Cuba và Việt Nam. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây đã chứng minh một lần nữa: tốt hơn hết Nga đừng hy vọng vào "hợp tác" với phương Tây, mà nên tin tưởng vào sức mạnh riêng của mình. Cụ thể là, sự hiện diện của Hải quân và Lực lượng Không quân vũ trụ Nga tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên Xô và Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô trong 25 năm. Ngay ngày hôm đó, thi hành lệnh của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Chỉ thị số 13/1/0143 của Cục Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương ngày 28/8/1980 đã thành lập Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị 31350. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Mùa Hè năm đó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K-45 đã neo đậu tại Cam Ranh, sau đó ít lâu, các máy bay hải quân của hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh. Suốt 10 năm sau đó, nhiều đội tàu chiến lớn của Hải quân Liên Xô đã ghé vào Cam Ranh, trong đó bao gồm cả tàu ngầm nguyên tử. Ảnh: Tiêm kích MiG-23 của Không quân Liên Xô được triển khai để bảo vệ không phận Cam Ranh. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Không chỉ vậy, Liên Xô còn xây dựng hoàn thiện nhiều kho tàng bến bãi, sân bay, cầu cảng cho phép neo đậu các loại tàu cỡ lớn. Ảnh: Khu nhà ở của binh sĩ Liên Xô tại Cam Ranh. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Hải quân Liên Xô trong một lần ghé thăm Cam Ranh. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Máy bay tuần tra chống ngầm Tu-142MR của Không quân Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Năm 2002, phía Nga đã quyết định rút khỏi Cam Ranh trước thời hạn, bàn giao lại căn cứ cho phía Việt Nam quản lý. Trong ảnh là buổi diễu binh cuối cùng của quân đội Nga trước khi rời cảng Cam Ranh ngày 4/5/2002. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga đã chở đi 588 người, 819 tấn hàng trong đó có 50 chiếc ôtô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diezel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng như tài liệu lưu trữ và tài liệu mật, bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàn giao cho phía Việt Nam 57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ, 85km đường dây tải điện lưới, 62km đường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Ngoài Cam Ranh, Nga cũng đang nỗ lực đàm phán nhằm đặt căn cứ quân sự ở Trung Đông và Địa Trung Hải, châu Mỹ và châu Mỹ La tinh. Cụ thể, ở Trung Đông, kể từ năm 1977 tới nay Nga chỉ có điểm cung ứng hậu cần (PMTO) tại Tartus, Syria - cho phép cung cấp nhiên liệu và nước ngọt cho các tàu thuyền, bổ sung nguồn thực phẩm, tiến hành sửa chữa thường xuyên - khác xa với khái niệm căn cứ. Nguồn ảnh: clubadmiral.ru

Và giờ thì người Nga mong có căn cứ hoàn chỉnh ở Tartus - cho phép sử dụng những khả năng của Hải quân Nga ở khu vực Địa Trung Hải một cách hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng sau khi đổi mới cho phép cả tàu chiến lớn, tàu ngầm và máy bay hải quân cùng trú đóng trong một thời điểm. Nguồn ảnh: wiki

Ở hướng châu Mỹ, Nga đang mong muốn tái thiết lập lại căn cứ quân sự đặt tại Cuba vốn đã bị đóng cửa vào năm 2000. Đó là trung tâm vô tuyến điện tử (tình báo điện tử) ở Lourdes, Cuba nằm cách 250km bờ biển Mỹ, được mở ra vào năm 1967. Khả năng của các thiết bị cho phép tiến hành hoạt động tình báo vô tuyến khá hiệu quả trên toàn bộ chiều sâu lãnh thổ của "đối thủ tiềm năng". Nguồn ảnh: wiki

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tiet-lo-ly-do-nga-them-can-cu-quan-su-nuoc-ngoai-770957.html