Tiếng nói từ khán đài: Phân khúc

Nếu lấy lượng khán giả đến sân theo dõi các trận đấu làm thước đo cho chất lượng của một giải đấu, thì rõ ràng V.League 2013 đang ngày càng hấp dẫn hơn khi số lượng người hâm mộ phủ kín các khán đài ngày càng tăng.

Ở vòng 5 V.League vừa qua đã đạt kỷ lục về lượng khán giả qua 5 vòng đấu khi số người đến sân trung bình lên đến gần 11.000 người/ trận. Các sân Thanh Hóa, Lạch Tray và Vinh tiếp tục là “điểm nóng” khi không còn một chỗ trống. Điều đáng nói, lượng cung ở các sân bóng này không đủ nhu cầu của người xem, hình ảnh sân Vinh vỡ sân đã thể hiện cho điều đó.

Đấy là chưa kể sân bóng cũng vốn có lượng khán giả đông là sân Kiên Giang đã bị hụt đi khá nhiều do cơn mưa tầm tã trước trận.

Nếu tính riêng về lượng CĐV đến sân thì không khó để phân nhóm giữa những đội bóng luôn có nguồn CĐV hùng hậu và những đội bóng thưa thớt người xem.

6 đội bóng mà mỗi khi thi đấu trên sân nhà luôn được lấp đầy gồm có: SHB.Đà Nẵng, SLNA, Thanh Hóa, Đồng Nai và Kiên Giang.

Những đội bóng có lượng CĐV thất thường theo phong độ của các cầu thủ gồm có: HAGL, Bình Dương và V.Ninh Bình

Những đội có lượng CĐV ít ỏi gồm có: ĐT.LA, SGXT, Hà Nội T&T.

Từ những điều trên có thể thấy sở dĩ có sự khác biệt này không phải là phụ thuộc vào thành tích, hay ngôi sao trên sân mà các đội sở hữu. Điều làm nên sự khác biệt ấy chính là bản sắc cũng những đội bóng mang yếu tố địa phương. Các đội bóng doanh nghiệp không lôi cuốn được người xem dù cho đó là Hà Nội T&T vừa đá đẹp, hiệu quả, lại lắm ngôi sao.

Khán giả chính là khách hàng mà ngành công nghiệp bóng đá hướng đến. Vì thế, từ sự phân khúc như kể trên cũng là điều để những người làm bóng đá phải suy nghĩ.

Nguồn YTT: http://www.tinthethao.com.vn/news/28/303E53/Tieng-noi-tu-khan-dai-Phan-khuc