Tiếng gọi từ trái tim người mẹ

“Mẹ! Mẹ Thủy ơi”, những đứa trẻ “nhiễm H” tíu tít chạy tới, sà vào lòng và hít hà hơi ấm của chị. Chúng xuýt xoa: “Mẹ thơm quá!”. Những hành động ngô nghê ấy tưởng chừng giản dị nhưng lại khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và xúc động bởi tình yêu mà lũ trẻ dành cho người phụ nữ có dáng vóc nhỏ nhắn ấy.

Cô giáo cũng là mẹ hiền

Chúng tôi đến thăm lớp học đặc biệt dành cho những trẻ em mồ côi bị bỏ rơi đang mang trong mình virus của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội số 2 (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) vào một ngày Hà Nội nắng nóng gần 40 độ C. Cái oi bức làm không khí nơi đây thêm ngột ngạt. Thế nhưng, chị Đinh Thị Thủy vẫn miệt mài cầm tay nắn từng nét chữ cho học trò. Lớp chị Thủy dạy là lớp ghép, gồm cả lớp 1 và lớp 2 nên chị cứ luôn chân luôn tay.

Chị Thủy đến với những đứa trẻ “nhiễm H” như một định mệnh. Chị vốn là giáo viên dạy giỏi của Trường Tiểu học Yên Bài B, trước đó là Trường Tiểu học Nông trường Viê%3ḅt-Mông, xã Yên Bài. Trong mô%3ḅt lần tình cờ xem chương trình truyền hình nói về các cháu bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội số 2, chị đã rất xúc đô%3ḅng và hy vọng có lần được gặp các cháu. Sau đó mô%3ḅt thời gian, vào buổi chiều tổng kết năm học 2005-2006, thầy hiê%3bụ trưởng giao cho chị tâ%3ḅp trung 20 cháu là học sinh tiên tiến trở lên cùng các thầy giáo, cô giáo vào giao lưu với các cháu bị nhiễm HIV trong trung tâm nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6). Để tập hợp đủ 20 cháu, chị đã phải mất rất nhiều công sức để vận đô%3ḅng các bâ%3ḅc phụ huynh cho con em tham gia, bởi họ kỳ thị căn bê%3ḅnh này; thậm chí chị còn phải cho con mình đi mời thêm những đứa trẻ hàng xóm.

Cô giáo Đinh Thị Thủy dạy học cho các cháu bị nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2.

Lần đầu tiên trực tiếp gần gũi với các cháu bị nhiễm HIV, chị Thủy không khỏi giật mình. Mỗi cháu mô%3ḅt hoàn cảnh, mô%3ḅt đô%3ḅ tuổi khác nhau. Có cháu được cán bô%3ḅ nuôi bế, có cháu đã biết đi, có cháu đã lớn... Tuy nhiên, tất cả các cháu đều chưa hề được đi học, chưa biết đọc, biết viết. Được các cán bô%3ḅ giới thiê%3bụ, các con chào cô rất to. Nhìn những đứa trẻ thơ ngây gầy gò, xanh xao, chân tay, đầu lở loét do sức đề kháng yếu, chị đã ôm các con vào lòng và khóc rất nhiều.

Sau 3 tháng kể từ buổi giao lưu đầy xúc đô%3ḅng đó, lãnh đạo trung tâm tới gặp Ban giám hiê%3bụ (BGH) nhà trường đặt vấn đề nhờ các thầy cô dạy chữ cho các con. Vì chị Thủy lúc bấy giờ vừa là đảng viên, lại là Tổ trưởng Tổ nữ công trong Ban Chấp hành Công đoàn nên BGH đã vâ%3ḅn đô%3ḅng chị gương mẫu gánh vác nhiê%3ḅm vụ này. Ban đầu, chị Thủy hơi ái ngại vì bản thân chưa hiểu nhiều về căn bê%3ḅnh này mà chỉ biết qua báo chí, phim ảnh nên muốn về xin ý kiến gia đình rồi mới trả lời. Nhưng BGH động viên chị cứ nhận nhiê%3ḅm vụ rồi BGH sẽ thuyết phục gia đình chị. Xúc động từ những câu chuyện được tận mắt chứng kiến trong buổi giao lưu, chị nhận lời.

Lớp học đặc biệt của những đứa trẻ “nhiễm H”

Đã 11 năm sau khi chị Thủy nhận nhiệm vụ mà theo chồng chị là “việc người ta tránh đi không được mà mình lại lao vào”. Chị nhớ như in những ngày tháng đầu tiên trên vị trí mới với biết bao nhọc nhằn, khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. Dạy học sinh lớp 1 bình thường đã khó, nay dạy các con bị bệnh lại càng khó hơn. Hồi đó, những đứa trẻ trong trung tâm chưa được uống thuốc ARV (loại thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV, phục hồi chức năng miễn dịch) nên tay chân và cả cơ thể đều bị lở loét rất nhiều. Những vết thương chảy nước vàng hôi tanh. Thế nhưng, do các con chưa biết chữ, chưa bao giờ được cầm cây bút, tay cứng nên chị Thủy phải trực tiếp cầm tay các con, hướng dẫn các con cầm bút viết từng nét, từng chữ.

Trong quá trình dạy, có lúc các con bị ốm, chảy máu cam hoặc nôn trớ ra quần áo, chị lấy giấy ăn lau và thấm cho các con. Quả thâ%3ḅt, lúc ấy chị rất hoang mang, sợ rằng mình không để đảm đương nhiê%3ḅm vụ đến hết năm học. Sau mỗi lần như vâ%3bỵ, chị chỉ biết rửa tay xà phòng cho sạch. Mô%3ḅt tháng sau đó, chị được các bác sĩ, cán bô%3ḅ y tế ở trung tâm dạy cách phòng tránh, cách chăm sóc các con những lúc thay đổi thời tiết. Rồi chị quen dần với những tình huống và vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình.

Nếu ai đó hỏi chị, điều gì là quý giá nhất đối với những đứa trẻ bị bỏ rơi, chị sẽ trả lời, đó chính là tình cảm gia đình. Bởi cứ mỗi lần đến tiết dạy về gia đình là một lần chị khóc. Nội dung bài học có phần liên hệ về gia đình, nhưng khi chị hỏi gia đình các con có những ai thì các con chỉ ngồi im, không nói năng gì, không cánh tay nào giơ lên. Có con nói: “Con thưa cô! Con không có gia đình”. Có con thưa: “Con bị bỏ rơi ạ!”. Những lúc như thế, chị vội quay mặt lại xóa bảng để giấu đi những giọt nước mắt xót thương. Chị an ủi các con rằng: “Ai cũng có gia đình các con ạ, nhưng vì không may, bệnh tật cướp đi người thân của các con. Các con cũng có bố, có mẹ, cũng có ông, có bà. Bố mẹ con mất vì bệnh. Ông bà gửi các con tại trung tâm. Thế bây giờ con kể về bố mẹ nuôi của các con ở trung tâm nhé!”. Nói đến đây thì các con thi nhau giơ tay. Con thì kể nhà có 3 mẹ, con thì khoe có 7 mẹ. Các con còn chưa biết phân biệt hay có khái niệm rành mạch về sự khác nhau giữa bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi-những cán bộ y tế phát thuốc, các cô chú cai nghiện tại trung tâm,… Chị đã phải giảng đi giảng lại nhiều lần, sưu tầm tranh, ảnh về gia đình, lúc ấy các con mới hiểu.

Vượt qua mọi kỳ thị

Cái Tết của những đứa trẻ bị bỏ rơi cũng vô cùng đặc biệt. Chúng tựa cửa lớp học, nhìn ra cổng trung tâm, mong ngóng được người thân lên thăm. Gặp chị Thủy, chúng lại hồn nhiên níu lấy tay: “Mẹ ơi! Con chẳng thấy gia đình đâu”. Lúc đó, vì thương bọn trẻ quá, chị bèn ôm chúng vào lòng, động viên: “Các con yên tâm, mẹ sẽ xin các con về nhà mẹ ăn Tết, về nhà mẹ chơi!”. Cứ như vậy, đều đặn mỗi dịp Tết đến hay hè về, chị lại xin cho những đứa trẻ “nhiễm H” về nhà chị chơi một ngày để chúng hiểu thế nào là không khí gia đình. “Con thích lắm, con thích ở nhà mẹ lắm!”, lũ trẻ reo lên sung sướng mỗi khi được về nhà chị chơi. Gối không có đủ, chị lấy khăn, lấy áo của mình gập lại để cho lũ trẻ gối đầu. Ở nhà chị, chúng được chị chăm sóc một người mẹ dành tình thương cho con, khác với lúc ở trung tâm, các con phải tự ăn, tự leo lên giường đi ngủ, tự làm tất thảy mọi việc.

Nhớ những ngày đầu đưa các con về nhà, khi xe ô tô đỗ trước cổng, vừa nhìn thấy chồng chị, lũ trẻ đã vội lao tới, cuống quýt chào lớn: “Con chào bố!”. Chồng chị vốn không đồng tình với công việc của chị nhưng lúc ấy cũng vô cùng xúc động. Sau đó, anh trải chiếu ra sân cho lũ trẻ ngồi, bóc vải cho chúng ăn. Cậu bé Lê Anh Duy, lúc đó chừng 5 tuổi, sà vào lòng anh, há mồm như chim non chờ “bố” bóc vải cho ăn. Giây phút ấy, chị Thủy thấy chồng mình lấy tay gạt vội giọt nước mắt. Rồi anh xiêu lòng, động viên chị: “Nếu em làm việc có tâm, có đức, anh không cấm cản, nhưng anh khuyên em phải biết cách phòng tránh bệnh tật cho mình”.

Cũng chính bởi thiếu thốn tình cảm nên cách thể hiện tình yêu thương của những đứa trẻ “nhiễm H” rất khác với những đứa trẻ bình thường. Khoảng cách giữa cô và trò dường như không còn. Chúng luôn gọi chị là “mẹ Thủy”. Ngoài giờ học, chúng cứ tíu tít, sà vào lòng chị. Đứa thì hôn tay, đứa thì hít hà hơi ấm từ lồng ngực chị, thèm thuồng như muốn được mẹ bế. Chúng xuýt xoa khen: “Mẹ của con thơm quá!”. Mỗi lần như thế, chị vuốt ve, chải lại mái tóc đang rối, buộc và tết tóc cho các con.

Rồi những đứa trẻ mà chị dạy từ thuở lên 7, lên 8 giờ đã cao lớn, có con đã vào cấp 3, có con học giỏi được các nhà hảo tâm xin cho đi làm. Các con được học và làm việc, hòa nhập với cộng đồng. Hằng tháng, các con về trung tâm lấy thuốc uống lại vào thăm các em, lại chạy ùa vào lớp để được ôm ghì lấy “mẹ Thủy”. Được vào dạy trực tiếp các trẻ bị “nhiễm H”, chị lại càng thương các con nhiều hơn. Xuất phát từ tình cảm chân thành ấy nên chị Thủy tình nguyện gánh vác nhiệm vụ này cho tới khi chị không còn sức, không còn cháu nào cần chị dạy nữa mới thôi.

“Cô giáo Đinh Thị Thủy là một giáo viên dạy giỏi, luôn linh hoạt và sáng tạo trong cách dạy. Nhiều năm liền cô Thủy được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt nhiều danh hiệu thi đua cấp cơ sở như: Giáo viên giỏi, cô giáo giỏi việc nước đảm việc nhà,… Hơn 10 năm nay, từ khi nhận công việc dạy học cho những trẻ em mồ côi bị bỏ rơi mang trong mình virus của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội số 2, cô Thủy chưa bao giờ kêu ca, phàn nàn về nhiệm vụ mà nhà trường giao phó”, ông Phùng Hải Nam, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Bài B nói.

Bài và ảnh: NGUYỄN HOÀI

Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/cuoc-thi-viet-nhung-tam-guong-binh-di-ma-cao-quy-lan-thu-9-2017-2018/tieng-goi-tu-trai-tim-nguoi-me-515498