Tiền chất thuốc nổ nên quản lý thế nào?

Không chỉ dùng cho sản xuất thuốc nổ mà còn là nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác, do đó quản lý tiền chất thuốc nổ thế nào để vừa đáp ứng yêu cầu an ninh và bảo đảm điều kiện kinh doanh thông thường. Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực vào 1/1/12012 sẽ tác động lớn đến thị trường và doanh nghiệp kinh doanh các loại hóa chất trên.

Không chỉ dùng cho sản xuất thuốc nổ mà còn là nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác, do đó quản lý tiền chất thuốc nổ thế nào để vừa đáp ứng yêu cầu an ninh và bảo đảm điều kiện kinh doanh thông thường. Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực vào 1/1/12012 sẽ tác động lớn đến thị trường và doanh nghiệp kinh doanh các loại hóa chất trên.

CôngThương - Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực vào 1/1/12012 sẽ tác động lớn đến thị trường và doanh nghiệp kinh doanh các loại hóa chất trên.

Những kiến nghị đối với Pháp lệnh 16

Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Pháp lệnh 16) tại Khoản 4 Điều 25 quy định: “Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng”.

Kèm theo đó là điều kiện ghi trong Điểm đ, Khoản 3 Điều 25: "Việc nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu, mua tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp”.

Theo ông Ngô Việt Hòa, Chuyên gia pháp luật của Công ty luật Russin & Vecchi Việt Nam, những quy định này bất cập ngay trong Pháp lệnh 16, cụ thể ở Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh chỉ có vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mà không bao gồm tiền chất thuốc nổ. Tiếp đó, trong Điều 3 “giải thích từ ngữ” cũng không có bất kỳ định nghĩa nào về “tiền chất thuốc nổ”. Tương tự các điều khác của Pháp lệnh 16 cũng không hề nhắc tới tiền chất thuốc nổ.

Như vậy, Pháp lệnh 16 không thống nhất và kế thừa hệ thống pháp luật về quản lý sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ trước đó (Luật Hóa chất và trực tiếp là Nghị định số 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp; Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ).

Các văn bản pháp luật kể trên không có quy định kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Như vậy, với quy định tại Khoản 4 Điều 25, Pháp lệnh 16 đã đưa ra chế độ quản lý phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Sự không thống nhất này sẽ dẫn đến tranh cãi trong áp dụng pháp luật của ngay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời ảnh hưởng lớn đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Tiếp đó, Pháp lệnh 16 cũng không thống nhất với chủ trương, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phẩn và Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định, Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật liệu nổ, không phải là doanh nghiệp sản xuất, cung ứng tiền chất thuốc nổ.

Thiệt hại của doanh nghiệp

Với quy định kể trên trong Pháp lệnh 16, hơn 20 DN không thuộc diện DNNN đang được cấp phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ theo hệ thống luật pháp trước đó đã bị loại bỏ quyền kinh doanh. Ngoài ra, việc “khoanh vùng” kinh doanh cho một số doanh nghiệp có thể tạo ra sự độc quyền trên thị trường và chưa phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường của Việt Nam đối với mặt hàng là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp thông thường.

Ngoài ra, Pháp lệnh 16 không đưa ra bất cứ một quy định mang tính chuyển tiếp hoặc các biện pháp hỗ trợ nào cho doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ là một điều cần phải xem xét lại để đảm bảo lợi ích của nhà doanh nghiệp.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Thương mại và du lịch Âu Việt, để kinh doanh các loại hóa chất thuộc nhóm tiền chất thuốc nổ có quy định cao về an toàn, doanh nghiệp phải đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư hệ thống nhà xưởng, kho chứa, phương tiện chuyên chở, giao nhận đặc thù với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Nếu chấm dứt hoạt động kinh doanh vào 1/1/2012 theo Pháp lệnh 16, thiệt hại kinh tế, thậm chí là nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp này là rất lớn.

Năm 2008, đỉnh điểm khan hiếm nguồn cung amôn nitrat cho sản xuất vật liệu nổ,các DN vừa và nhỏ đã thể hiện sự tích cực khai thác nguồn hàng, cung ứng kịp thời hàng trăm ngàn tấn amôn nitrat mỗi tháng, góp phần bình ổn giá cả, cân bằng nhu cầu.

Còn theo ông Nguyễn Văn Quế, Giám đốc Công ty CP Sản xuất và Thương mại hóa chất An Phú, doanh nghiệp kinh doanh nhóm hóa chất trên, do đã ký hợp đồng dài hạn với đối tác nước ngoài từ đầu năm nhiều khả năng phải đối mặt với kiện tụng, phạt vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng uy tín quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Việc ban hành Pháp lệnh 16 nhằm tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là đúng đắn, song mục tiêu quản lý nhà nước đối với vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ không giống nhau và do mức độ ảnh hưởng đến an ninh và an toàn xã hội khác nhau nên cần có quy định khác nhau. Theo đó, vật liệu nổ cần quản lý chặt chẽ và thuộc độc quyền Nhà nước nhưng tiền chất thuốc nổ với nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp dân dụng nên mở với các điều kiện chặt chẽ cho doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh doanh.

Tiền chất thuộc nổ (bao gồm một số hóa chất, trong đó có amôn nitrat - NH4NO3, nitrat natri- NaNO3…) nhưng lại là hóa chất cơ bản được sử dụng phổ biến trong sản xuất phân bón, sản xuất một số hóa chất dùng trong công nghiệp dầu khí và nhiều ngành khác.

Hệ thống quy định pháp luật hiện hành quản lý kinh doanh tiền chất thuốc nổ với Luật Hóa chất và Nghị định hướng dẫn thi hành, Luật Thương mại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Nghị định hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, các doanh nghiệp được phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ còn được Bộ Công Thương, Bộ Công an kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Quản lý kinh doanh tiền chất thuốc nổ được đánh giá là vẫn đảm bảo chặt chẽ, loại trừ nguy cơ mất an ninh, nhưng tạo điều kiện bình thường cho mục đích sản xuất dân dụng.

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/p0c188n14385/tien-chat-thuoc-no-nen-quan-ly-the-nao.htm