Thực trạng và giải pháp dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số

Ngày 26/5, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã phối hợp với Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Tổ chức tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “ Dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số: thực trạng và một số giải pháp”.

Ngày 26/5, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã phối hợp với Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Tổ chức tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “ Dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số: thực trạng và một số giải pháp”.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) thể thấp còi vẫn còn ở mức cao, 24,6% năm 2015. Đáng quan tâm, tình trạng SDDTE thể thấp còi có tỷ lệ phân bố không đồng đều giữa các vùng miền núi và đồng bằng, đặc biệt tại các vùng miền núi ở phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức rất cao, có những nơi, vẫn còn ở mức trên 30% (xếp vào mức nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng), cao hơn gấp 2 lần so với trẻ em sống ở các khu vực đồng bằng.

Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do: Tại các vùng miền núi, người dân, chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số tồn tại nhiều thói quen chưa tích cực, thực hành dinh dưỡng nuôi trẻ nhỏ còn hạn chế, bữa ăn thiếu về cả lượng và chất. Nhiều vùng, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao, có nơi tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi là trên 80%, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em trên 30%...

PGS.TS Trương Tuyết Mai phat biểu tại hội thảo.

Với mục đích giúp các cơ quan, tổ chức liên quan hiểu rõ hơn về tình trạng SDDTE vùng dân tộc thiểu số, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về những giải pháp để có thể lồng ghép các can thiệp phòng chống SDD vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi tại các địa phương, nội dung chính của hội thảo này tập trung vào các vấn đề: Cải thiện ANTP hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo thông qua mô hình chế biến thực phẩm dinh dưỡng qui mô nhỏ; Tăng cường sản xuất thực phẩm hộ gia đình – Bước tiếp cận hiểu quả để cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; …

Một số giải pháp về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số cũng được trình bày tại hội thảo như: mối liên quan giưa tình trạng dinh dưỡng trẻ em và đa dạng nông nghiệp, đẩy mạnh sự tham gia của nam giới và quyết địinh chung trong sản xuất vườn nhà, nhân rông mô hình CLB dinh dưỡng đa dạng trong cộng đồng,…

Đại diện của Cộng Hòa Ai Len (Irish Aid, SC) phat biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó giám đốc VDD đã có ý kiến về các giải pháp mang tính vĩ mô là tập trung cải thiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống... để tạo nền tảng cải thiện sức khỏe của người dân, đặc biệt là dinh dưỡng trẻ em DTTS. Đồng thời PGS Mai cũng kêu gọicác tổ chức quốc tế hỗ trợ để có nhiều giải pháp kỹ thuật chuyên môn, nhằm giám sát đặc điểm từng dân tộc; triển khai các cuộc điều tra để từ trực trạng đưa ra giải pháp và mô hình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em DTTS hiệu quả. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần chủ động, ưu tiên đầu tư các hoạt động dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe cho trẻ em DTTS…

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/thuc-trang-va-giai-phap-dinh-duong-cho-tre-em-dan-toc-thieu-so-n132097.html