Thực trạng Đạo đức học đường hiện nay

Bài 1: Nhức nhối bạo lực và đạo đức học đường

(VOH) - Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, quan hệ thầy trò bị đảo lộn. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Đề cập vấn nạn này, Pv Phương Thủy và Thùy Linh đã thực hiện loạt bài “Thực trạng đạo đức học đường ngày nay”. Bài 1: Nhức nhối bạo lực và đạo đức học đường Dư luận xã hội đã bất bình và lên án về tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường, nhưng thời gian gần đây, hiện tượng này không thuyên giảm mà thậm chí còn gia tăng với những hành vi và mức độ bạo lực nguy hiểm hơn trước. Đó không chỉ là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức như thiếu lễ độ với người lớn, tụ tập gây gổ đánh nhau, thói lười học, ham chơi, sống đua đòi và phạm pháp hình sự từ phía học sinh mà bên cạnh đó còn có cả sự ngược đãi học sinh và tha hóa từ một số thầy cô giáo. Về phía HS, đáng quan ngại hơn khi những biểu hiện đạo đức xuống cấp lại tăng theo lứa tuổi và bậc học. Hiện tượng đó đã làm cho các bậc phụ huynh không khỏi lo sợ. Chị Thanh Thủy, một phụ huynh ở quận 3 đã lo lắng thốt lên: Bạo lực học đường đã xảy ra ở khắp nơi, ở mọi cấp học và hậu quả của nó để lại là khôn lường. Chúng ta chưa quên những vụ ẩu đả giữa học sinh với nhau đã gây xôn xao dư luận vào năm 2007, đó là vụ bạo lực xảy ra ở một trường cấp 3 quận Tân Bình, hai nhóm học sinh xô xát nhau dẫn đến hậu quả thật đáng thương tâm, làm cho một học sinh bị đâm chết và 8 học sinh khác bị thương. Nguyên do cũng chỉ vì sự hiềm khích giữa học sinh cũ và học sinh mới. Đau lòng hơn, một học sinh đã dùng dao đâm vào bụng người bạn cùng lớp vì quá tức giận người bạn này nhiều lần bắt nạt mình. Cách đây mấy tuần ở Đà Nẵng, một học sinh lớp 11 bị đâm chết ngay tại chỗ khi ra khỏi cổng trường. Trước đó, vì mâu thuẫn với nhau, nên hai học sinh cấp 3 ở Hà Nội đã dẫn đến ẩu đả, hậu quả cả hai đều bị thương nặng. Những tưởng bạo lực học đường chỉ xảy ra với các nam sinh, nhưng trên thực tế hiện nay nữ sinh cũng không hề tỏ ra thua kém bạn trai Nhiều nữ sinh chia phe, chia nhóm, đánh nhau theo kiểu xã hội đen ngay trong sân trường. Dư luận xã hội từng xôn xao về vụ việc hai nữ sinh ở một trường THCS huyện Hóc Môn đã dùng dao lam rạch nhiều đường trên mặt bạn chỉ vì mâu thuẫn nhỏ. Do chưa được nhà trường, gia đình quan tâm, giáo dục, quản lý đứng mức, mặt khác học sinh ngày nay lại được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin qua mạng, nhất là những game online mang tính bạo lực, điều này làm ảnh hưởng không ít đến hành vi của các em. Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ cũng có thể dẫn đến đánh nhau. Em Anh khoa, một học sinh cấp 2 ở quận Tân Bình, thổ lộ: Qua những sự việc trên cho thấy, tình trạng bạo hành học đường đã và đang diễn ra với mức độ ngày càng nguy hiểm. Và đây cũng là nỗi lo chung của hầu hết các trường, ông Nguyễn Giao Bôi, Hiệu trưởng trường THPT Bình Chánh, cho rằng nguyên nhân chủ yếu là: Cứ nghĩ rằng bạo lực học đường chỉ xảy ra với học sinh phổ thông vốn bồng bột hiếu thắng, trẻ người non dạ. Nhưng không! Hiện tượng trên cũng khá phổ biến trong môi trường ĐH. Ngay tại khu ĐHQG ở Thủ Đức, thỉnh thoảng lại rộ lên những vụ ẩu đả giữa sinh viên trường ĐH Thể dục thể thao và các trường lân cận nhưng không ai dám ngăn cản. SV Lê Thanh Tuấn thản nhiên kể về chuyện đánh nhau của mình: Bất nhẫn và đáng phẫn nộ nhất là vụ cựu sinh viên trường ĐH Nông Lâm Trần Xuân Thanh tạt axit thầy Đặng Hữu Dũng chỉ vì bị thầy đánh trượt môn Tiếng Anh. Vụ án trên đã gây bức xúc cho giới SV của trường: Học sinh đã thế! Còn phía người thầy thì sao? Tuy không nhiều, nhưng trong đội ngũ giáo chức, tình trạng ngược đãi học sinh đã thấy xảy ra. Ở bậc tiểu học, vẫn có những thầy cô quan niệm: những lời trách mắng, hình phạt sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn do đó biện pháp răn đe, bạo hành bằng lời nói và hành vi đôi khi đã được áp dụng. Nghiệt ngã thay! Khi mà những lời nói tưởng chừng như vô hại, những hành vi không kiềm chế được đã biến thầy cô trở thành nỗi ám ảnh trong mắt trẻ thơ. Em Trần Văn Tài – học sinh lớp 4 trường tiểu học Phạm Văn Hai quận 11 kể về trường hợp em bị thầy giáo đánh vì thầy cho rằng, em học hoài mà không hiểu bài. Chuyện dùng hình phạt đối với học sinh cấp 1, hay “bạo hành bằng lời nói” là một vài ví dụ tiêu biểu trong 1001 hình thức thầy cô phạt học sinh. Nhiều phụ huynh cũng biết điều này nhưng cũng đành “ngậm bồ hòn” làm ngọt vì sợ con em mình nằm trong “tầm ngắm” của thầy cô, họ chỉ lên tiếng khi hậu quả nặng nề như để lại vết thương trên thân thể con mình. Ông Trần Quang Minh, cha của em Tài bức xúc: Roi vọt, nhục hình chỉ mới là một khía cạnh của hiện tượng đạo đức xuống cấp. Đáng buồn hơn, có những vụ việc mang tính chất vô nhân tính, đã gây sự phẫn nộ trong dư luận xã hội. Cách đây không lâu, dư luận bàng hoàng về vụ nữ sinh trường CĐ Truyền hình bị thầy giáo “gạ tình lấy điểm”. Chưa hết, ở Hà Giang một thầy hiệu trưởng đã lợi dụng thân xác và tham gia đường dây mua bán dâm trẻ vị thành niên. Một vụ tương tự cũng đã xảy ra tại Cao Bằng trước đó. Tàn nhẫn hơn, một thầy giáo giở trò dâm ô với một học sinh mới hơn 4 tuổi tại Hà Nội. Và mới đây, một giáo viên tiểu học ở Hà Tĩnh đã bị bắt vì tội cưỡng bức một nữ sinh lớp 4… Những sự vụ trên đã gây nên sự hoang mang và bất bình trong cộng đồng, một phụ huynh ở quận Tân Bình bức xúc lên tiếng: Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, bạo hành trong trường học ngày càng tăng cao với hai dạng phổ biến là bạo hành thể xác hoặc tinh thần. Có đến 48% học sinh sợ thầy cô giáo của mình. Còn theo thống kê của Cục Bảo vệ – Chăm sóc trẻ em, sự xâm hại và bạo lực của trẻ trong nhà trường đã tăng 13 lần so với 10 năm trước. Đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức học đường, không thể để hiện tượng này lây lan thêm nữa làm hoen ố môi trường học. Nhưng muốn tìm ra giải pháp ngăn chặn chúng ta phải tìm ra đúng nguyên nhân. (Còn tiếp Phần 2: Dạy chữ liền với dạy người) PThủy – Thùy Linh

Nguồn VOH: http://voh.com.vn/index.aspx?catid=26&id=23564