Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp

Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012 dành nguyên mục 3, từ Điều 73 đến Điều 82 để quy định về thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Đây là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động (TTLĐ) và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, TƯLĐTT có những tác dụng rất lớn trong quan hệ lao động.

 BLLĐ năm 2012 dành nguyên mục 3, từ Điều 73 đến Điều 82 để quy định về TƯLĐTT - Ảnh: T.L

BLLĐ năm 2012 dành nguyên mục 3, từ Điều 73 đến Điều 82 để quy định về TƯLĐTT - Ảnh: T.L

Theo quy định của BLLĐ, Sở LĐTBXH là cơ quan có thẩm quyền quyết định. Để bắt đầu tiến trình thủ tục, phiên họp thương lượng tập thể theo quy trình quy định tại Điều 71 Bộ luật Lao động. Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi TTLĐ yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động bao gồm: Lấy ý kiến của TTLĐ; đại diện thương lượng của bên TTLĐ lấy ý kiến trực tiếp của TTLĐ hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với TTLĐ. Sau khi chuẩn bị các thủ tục, chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thỏa thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau. Trong quá trình thương lượng phải lập biên bản và phải có chữ ký của đại diện TTLĐ, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên TTLĐ phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho TTLĐ biết và lấy ý kiến biểu quyết của TTLĐ về các nội dung đã thỏa thuận. Bản TƯLĐTT chỉ có giá trị khi có hơn 50% số người của TTLĐ biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký TƯLĐTT doanh nghiệp; có trên 50% số đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký TƯLĐTT ngành. Sau khi TƯLĐTTđược ký kết người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản TƯLĐTT đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến 51 Hàng Bồ, Hà Nội và 39 Trương Định, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp.

Trung Hiếu (VPTVPL Báo Lao Động)

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/tu-van-phap-luat/thu-tuc-dang-ky-thoa-uoc-lao-dong-tap-the-cua-doanh-nghiep-605281.bld