Thử nghiệm điều trị Parkinson đầu tiên trên thế giới: Tiêm tế bào gốc vào não

Một người đàn ông ở bang Victoria, Australia đã được tiêm tế bào gốc vào trong não để điều trị bệnh Parkinson.

Được biết ông này năm nay đã 64 tuổi. Hiện các bác sĩ vẫn chưa xác định được thời gian hồi phục cho bệnh nhân.

Các bác sĩ tại bệnh viện Hoàng gia Melbourne đã tiêm hàng triệu tế bào gốc vào 14 phần của bộ não bệnh nhân thông qua hai lỗ nhỏ rộng 1,5 cm trên hộp sọ.

Thử nghiệm đầu tiên trong việc dùng tế bào gốc điều trị bệnh Parkinson.

Các bác sĩ phụ trách thử nghiệm này hy vọng các tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào não, làm tăng mức dopamine, một trong những chất dẫn truyền thần kinh. Sự thiếu hụt dopamine có thể dẫn đến chứng run rẩy, cứng nhắc và chậm chạp của căn bệnh Parkinson.

Bệnh nhân được dùng 300 micro ( hoặc 0,3 ml) tế bào gốc đa năng, những tế bào có thể biến đổi thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể, được đông lạnh và chuyển về từ Hoa Kỳ.

Bác sĩ Thần kinh học Andrew Evans và BS. giải phẫu thần kinh Girish Nair, hai bác sĩ thực hiện thủ thuật trên cho biết, họ phải mất nhiều tháng để lên kế hoạch các làm công tác sàng chọn cũng như tìm người tình nguyện tham gia cuộc thử nghiệm.

Hai chuyên gia não đã tạo ra một mô hình 3D bộ não của bệnh nhân, và tiến hành thử nghiệm ảo trước. Evan nói: "Ý tưởng của liệu pháp này là dùng tế bào gốc để chúng biến đổi thành tế bào cần cấy ghép, sản sinh ra dopamine hoặc cung cấp một hình thức hỗ trợ nào đó cho tế bào thần kinh còn lại".

Chỉ có 1-2% số tế bào được tiêm vào não sẽ chuyển hóa thành dopamine nhưng các nghiên cứu tiến hành trước đó cho thấy chỉ cần có 10.000 tế bào dopamine là đủ để tạo ra sự khác biệt đáng kể.

BS. Nair cho biết những lỗi nhỏ trong phẫu thuật cũng có thể dẫn đến cái chết cho bệnh nhân. Nếu quá trình tiêm tế bào chỉ cần hơi chậm một chút cũng sẽ làm chúng khó mà phát huy hiệu quả và phát triển thành khối u: “Khu vực tiêm tế bào rất gần với thân não, phần quan trọng nhất của bộ não. Nên chỉ một lỗi nhỏ cũng khiến bệnh nhân bị tê liệt hoặc tử vong. Chỉ một sự chảy máy trong rất nhỏ ở não cũng có thể dẫn phát thành cơn đột quỵ nguy hiểm”.

BS. Evans cho biết 24h sau phẫu thuật, tất cả các tế bào đã được an toàn tiêm vào não bệnh nhân và chỉ để lại những vết rất nhỏ trên hộp sọ.

Các tế bào gốc này được lấy ra từ các tế bào trứng chưa thụ tinh được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Stem Cell International (ISCC) tại Hoa Kỳ.

Russel Kern, giám đốc khoa học của ISCC, cho biết: "Liệu pháp tế bào gốc là một lĩnh vực rất mới lạ, nhưng cuối cùng hy vọng là chúng tôi có thể sử dụng chúng cho việc điều trị bệnh Parkinson". Kern đã chọn Bệnh viện Hoàng gia Melbourne là nơi thử nghiệm nơi đây có thời gian lâu dài trong nghiên cứu khoa học thần kinh.

Trong khi chờ đợi kết quả chưa xác định trong khoảng 2 năm tới, ông Nair cho biết cấy ghép tế bào gốc sẽ được cung cấp với hy vọng có thể điều trị các bệnh về thoái hóa não: "Chúng ta đang đối phó với một loại bệnh cứ tiến triển không ngừng và chẳng biết nguyên nhân xảy ra cũng như phương pháp điều trị. Chúng ta hiện đang bó tay với chúng. Cho nên những gì chúng tôi đang làm ở đây là thay đổi tình hình này.”

Dự kiến trong năm tới sẽ có thêm 11 bệnh nhân được thực hiện phương pháp này.

MINH MINH (Theo NST)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/thu-nghiem-dieu-tri-parkinson-dau-tien-tiem-te-bao-goc-vao-nao-a165963.html