Thời tuổi trẻ đầy tiếc nuối của Thiếu úy Phạm Đức Trung

Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống quân đội ở thành phố biển Nha Trang. Từ nhỏ, anh đã mê mẩn những động cơ máy bay và ước mơ...

Thời tuổi trẻ đầy tiếc nuối của Thiếu úy Phạm Đức Trung

Thiếu úy Phạm Đức Trung sinh ra và lớn lên tại Khu tập thể Trường Sỹ quan Không quân, ở đường Trần Phú, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Bố là Trung tá Phạm Đức Thuận, Trưởng Ban Thông tin, Trường Sỹ quan Không quân. Nhà Trung nằm trong 1 con hẻm nhỏ trên đường Trần Phú, sát sân bay Nha Trang. Gần nhà là Trường Sỹ quan Không quân, nơi đào tạo phi công quân sự cho nước ta và một số nước khác.

Thời tuổi trẻ đầy tiếc nuối của Thiếu úy Phạm Đức Trung (ảnh internet).

Từ nhỏ, Trung đã quen với những âm thanh gầm rít của động cơ máy bay phản lực, thấy những chiếc máy bay huấn luyện của Trường Sỹ quan Không quân bay lượn trên bầu trời; thấy các anh, các chú phi công lái máy bay, cậu bé con nhà lính cũng ao ước một ngày được bay lên làm chủ bầu trời. Sau khi học xong Trung học phổ thông, Phạm Đức Trung dự thi và trúng tuyển phi công quân sự, trường Sỹ quan Không quân.

Suốt 4 năm học vừa qua, từ giai đoạn huấn luyện, học tập tại thành phố Nha Trang hay ra bay máy bay phản lực L39 tại sân bay Tuy Hòa, Trung luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trung là một trong những học viên phi công bay tốt nhất của khóa 41. Dự kiến cuối năm nay, Trung sẽ tốt nghiệp ra trường trở thành phi công quân sự. Thiếu tá Hoàng Trung Sơn, cán bộ Trung đoàn 910 nói về đồng đội của mình: “Học viên Trung quá trình phấn đấu rất tốt. Đây là một nghề rất nguy hiểm. Trung tình nguyện, học và phấn đấu thi vào để trở thành phi công”.

Thượng tá Lê Minh Đức, Nguyên cán bộ Trường Sỹ quan Không quân cùng nhiều người khác không khỏi ngậm ngùi, thương tiếc người đồng chí của mình trong suốt hành trình từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ra thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để đưa di hài Thiếu úy Phạm Đức Trung về Nha Trang.

Gia đình Thiếu úy Phạm đức Trung (ảnh internet).

Thượng tá Lê Minh Đức, người biết Trung từ khi còn rất nhỏ kể lại: Quá trình đào tạo phi công đòi hỏi thể lực khỏe, bản lĩnh vững vàng, kỹ thuật khéo léo và kỷ luật cao Trung đều vượt qua. Vốn thông minh, chăm chỉ, Trung luôn được nhiều người kỳ vọng sẽ trở thành một phi công giỏi, hoặc được giữ lại trường tiếp tục làm giảng viên.

Thượng tá Lê Minh Đức cho biết, khi máy bay gặp sự cố về máy, phía trước là đường dây điện cao thế và một số cột điện, Trung đã bình tĩnh, khéo léo lái máy bay lách qua đường dây này để tránh những thiệt hại khủng khiếp có thể xảy ra: “Khi máy bay xuống độ cao rồi, tránh hai cột điện hai bên. Phi công đã bình tĩnh xử lý tránh đường điện cao thế, đâm vào cột điện cao thế thì hệ thống cột điện cao thế đổ và hư. Uy hiếp an toàn rất lớn, rất nguy hiểm. Máy bay đã chui tọt qua đấy rồi vướng dưới đường Quốc lộ 1, đâm vào dải phân cách và máy bay quay đầu ngược lại. Trung đã cố gắng xử lý để cứu máy bay. Nếu không trúng dải phân cách thì máy bay không việc gì, người sống”.

Cô nữ sinh làm thơ về sự vô cảm trước sự hy sinh của học viên phi công

"Thay vì phán xét, mọi người nên nhìn nhận sự thật theo hướng tích cực, đặt bản thân vào gia đình của phi công, họ đau lòng đến nhường nào"

Đó là những lời hay ý đẹp mà nữ sinh viên ngành Lý luận chính trị gửi đến những người vô cảm trước sự ra đi của phi công vụ máy bay huấn luyện L39 rơi ở Phú Yên. Chiều tối 26/8, vũ Phương Trang, sinh viên ngành Lý luận chính trị, Đại học Sư phạm Hà Nội, đăng trên trang cá nhân bài thơ nói về sự vô cảm, thích phán xét của nhiều người trong vụ máy bay huấn luyện L39 rơi ở Phú Yên sáng cùng ngày. Trước đó, Trang từng sáng tác nhiều bài thơ về sự hy sinh của phi công Trần Quang Khải thu hút sự chú ý.

Xin được trích một đoạn trong bài thơ: "Con người bây giờ sao lạ/ Hùa nhau phán xét đủ điều/ Nào là phi công bay kém/ Máy bay cũ bởi nước nghèo/ Họ ngồi điều hòa mát lạnh/ Làm đủ tám tiếng rồi về/ Đâu biết thao trường nắng đổ/ Mồ hôi nhuộm ướt trăng khuya...".

Gia quyến thương tiếc trước sự ra đi của Thiếu úy Phạm Đức Trung ( ảnh internet).

Cô gái chia sẻ, sự ra đi của học viên phi công Phạm Đức Trung là mất mát lớn đối với con người, đất nước Việt Nam, đặc biệt là với lực lượng không quân sau tai nạn kép Su-30 và CASA-212 hồi tháng 6. Tuy vậy, trên mạng xã hội vẫn có không ít người bình luận "rất vô cảm, phán xét vì phi công bay kém, xử lý tình huống chưa tốt nên mới để xảy ra tai nạn.

Ngay sau bài thơ, cô gái bày tỏ cảm xúc: "Các bạn nên đặt bản thân vào vị trí có người lái trước khi đưa ra nhận định nào đó. Một lời an ủi phải chăng quá khó khăn trước sự việc đau lòng đã xảy ra?". Tuy chưa một lần gặp thượng sĩ Trung nhưng qua lời kể của họ viên trong trường Sỹ quan không quân, nữ sinh cho biết Trung là người hiền lành: "Chỉ còn hai tháng nữa là anh ấy có thể tốt nghiệp. Vậy mà..." - cô gái nghẹn lòng trong tiếng nấc thở dài.

Cô sinh viên tự vấn Con người bây giờ lạ thật/ Nói lời cay nghiệt đầu môi/ Hay bởi lòng người vô cảm/ Tình đời bạc bẽo như vôi?/ Họ nghĩ người ta ích kỷ/ Nhảy dù cứu lấy tuổi xuân/ Nhưng bộ đội đâu như thế/ Dân thiệt đau đớn muôn phần...

Cuối bài thơ là câu hỏi mang tính nhân văn, để mọi người phải nghĩ lại những hành động của mình: Này, ai đang ngồi phán xét/Xin chớ nói lời độc cay/ Tự hỏi lòng mình một chút/ Hiến chi cho Tổ quốc này? Sáng 26/8, Trung đoàn Không quân 910, Trường sĩ quan không quân đã tổ chức bay huấn luyện công kích mục tiêu trên không với hai máy bay loại L39 và Mi8 tại sân bay Tuy Hòa (Phú Yên). Thời điểm cánh lúc 8h30, chỉ hai phút sau thì máy bay bị hỏng động cơ và rơi tại cánh đồng thôn Phước Lộc, xã Hòa Thành (Đông Hòa, Phú Yên). Vụ tai nạn khiến máy bay hỏng, học viên phi công bay huấn luyện - Thượng sĩ Phạm Đức Trung (22 tuổi, quê Ninh Bình) hy sinh trong buồng lái. Trong quá trình lái, phát hiện sự cố, chỉ huy nhiều lần yêu cầu Trung nhảy dù nhưng anh đã tận dụng những giây cuối cùng để lái phi cơ ra khỏi khu dân cư.

Sau sự việc, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do tham mưu trưởng là Phan Văn Giang dẫn đầu đã trực tiếp vào Phú Yên để tìm hiểu, điều tra nguyên nhân sự việc, khắc phục hậu quả. Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhận định phi công Phạm Đức Trung đã có hành động dũng cảm trước khi hy sinh.

“Trong lúc gặp nạn, anh Trung đã cố gắng điều khiển máy bay về phía ruộng lúa vừa nỗ lực cứu máy bay vừa giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho người và phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1. Tôi cho đây là hành động dũng cảm, hi sinh cao cả góp phần giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho người và tài sản dưới mặt đất”, ông Thế nói.

Phi công thượng sĩ Phạm Đức Trung, số hiệu phi công 65, điều khiển máy bay L39 số hiệu 8705 của trung đoàn 910, được khoảng 2 phút thì bị chết máy. Theo đó, ngày 26/8, Trung đoàn không quân 910, Trường sĩ quan Không quân, Quân chủng phòng không, không quân tổ chức bay huấn luyện trên 2 máy bay loại L39 và Mi8 đã được tư lệnh phê chuẩn.

Không ít người dân đến chia buồn, bày tỏ thương tiếc đối với Thiếu úy Trung, trân trọng truyền nhau câu chuyện học viên phi công này đã cố gắng điều khiển máy bay tránh quốc lộ 1 và đường điện trung thế để hạn chế thiệt hại khi xảy ra sự cố. Tại lễ viếng, không chỉ có đồng đội ở Trung đoàn Không quân 910, rất đông chiến sĩ thuộc các lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Giao thông vận tải và nhiều người dân đã đến viếng học viên phi công Phạm Đức Trung.

Thiếu úy Trung sinh ra trong gia đình giàu truyền thống, bố là trung tá Phạm Đức Thuận - Trưởng Ban Thông tin, Trường Sỹ quan Không quân. Thượng sỹ Phạm Đức Trung đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Anh được truy thăng quân hàm thiếu úy, được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc và Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/xa-hoi/thoi-tuoi-tre-day-tiec-nuoi-cua-thieu-uy-pham-duc-trung-118137.html