Thói quen mua sắm của người Trung Quốc xưa và nay

Cùng xem người dân Trung Quốc thay đổi thói quen mua sắm ra sao từ thời kỳ áp dụng chế độ tem phiếu cho đến kỷ nguyên mua sắm online.

Một bức ảnh ghi lại cảnh các bà nội trợ đi chợ mua thịt lợn từ năm 1966 tại một cửa hàng ở Thượng Hải. Vào những năm của thập niên 60, mua sắm vẫn còn bị giới hạn tại Trung Quốc. Người ta chỉ được mua số lượng thực phẩm tương đương với các tem phiếu được phát mỗi tháng giống như tại Việt Nam. Các loại thẻ như "sổ gạo" hay "tem phiếu" để mua thực phẩm cũng là hình thức giao dịch phổ biến bên cạnh đồng Nhân Dân tệ cho đến khi nó trở nên lỗi thời vào năm 1993

Một bức ảnh ghi lại cảnh các bà nội trợ đi chợ mua thịt lợn từ năm 1966 tại một cửa hàng ở Thượng Hải. Vào những năm của thập niên 60, mua sắm vẫn còn bị giới hạn tại Trung Quốc. Người ta chỉ được mua số lượng thực phẩm tương đương với các tem phiếu được phát mỗi tháng giống như tại Việt Nam. Các loại thẻ như "sổ gạo" hay "tem phiếu" để mua thực phẩm cũng là hình thức giao dịch phổ biến bên cạnh đồng Nhân Dân tệ cho đến khi nó trở nên lỗi thời vào năm 1993

Gao Ping cùng bạn gái của mình sống tại vùng núi dọc theo sông Trường Giang, thuộc tỉnh Hồ Bắc đang "thồ" một chiếc TV về nhà để chuẩn bị cho đám cưới sau khi mua trên thành phố. Ở các vùng nông thôn kém phát triển, việc mua sắm và vận chuyển đồ đạc là một trở ngại lớn dù bạn có đủ tiền để mua chúng.

Hình ảnh ghi lại tấm biển quảng cáo trước cửa một siêu thị tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào năm 2001. Vào những năm đầu thập niên 80, siêu thị trở thành mô hình mua sắm phổ biến nhất tại Trung Quốc khi giúp người dân mua hàng dễ dàng và tiện lợi hơn.

Hình ảnh một người đàn ông mua đồ ăn tại siêu thị bằng một chiếc điện thoại di động vào năm 2001. Khái niệm mua hàng bằng máy bán hàng tự động GSM trở nên khá phổ biến tại tỉnh Phúc Châu, Trung Quốc. Khách hàng có thể mua đồ ăn bằng cách soạn cú pháp tin nhắn và tiền sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản.

Một tấm ảnh được chụp vào ngày 8/11/2004, ghi lại khung cảnh trung tâm mua sắm qua TV ở tỉnh Liêu Thành, Sơn Đông. Trung Quốc giới thiệu chương trình mua sắm qua TV đầu tiên vào năm 1992 thông qua kênh truyền hình Chiết Giang.

Người dân Trung Quốc nhanh chóng làm quen với mô hình đặt hàng trực tuyến trong thời kỳ bùng nổ của Internet. Trong hình là cảnh những bưu kiện được xếp đầy trên mặt bên ngoài trường Đại học của tỉnh Thái Nguyên, Sơn Tây để chờ sinh viên đến nhận.

Bức ảnh ghi nhận khách du lịch từ Trung Quốc mua sắm tại trạm nghiên cứu khoa học của Anh tại Bắc Cực vào tháng 11/2014. Đời sống và thu nhập gia tăng là lý do người Trung Quốc "mạnh tay" hơn trong việc mua sắm.

Tháng 9/2015, "chiến dịch đặc biệt" nhằm quảng bá cho lễ Quốc Khánh lần đầu tiên được tổ chức tại một trung tâm mua sắm tại Tokyo, Nhật Bản.

Một người đàn ông chụp lại hình ảnh sản phẩm trước khi đăng bán qua hình thức online. Đây đang là phương thức hiệu quả đối với cho những bạn trẻ muốn bắt đầu kinh doanh và khởi nghiệp.

Jack Ma, chủ tịch của Alibaba - người đã sáng lập ra ngày lễ hội mua sắm trực tuyến "Singles Day" tại Trung Quốc vào năm 2009. Internet đã góp phần thay đổi hoàn toàn đời sống và thói quen mua sắm của người Trung Quốc.

Ảnh chụp màn hình khổng lồ hiển thị tổng khối lượng hàng hóa mua sắm (GMV) trên thị trường trực tuyến của Alibaba Tmall trong ngày Singles Day 2016 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tổng GMV của Tmall đạt được đã vượt quá 120,7 tỷ Nhân Dân tệ (tương đương 17,78 tỷ USD. Con số cho thấy sức mạnh và tiềm năng to lớn của mua sắm trực tuyến.

Nguyễn Nguyễn (Theo ChinaDaily)

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/thoi-quen-mua-sam-cua-nguoi-trung-quoc-xua-va-nay-d30334.html