Thiết bị theo dõi tập luyện không giúp ích gì cho sức khỏe

Công nghệ và thời trang luôn là mảnh đất màu mỡ để các nhà sản xuất "hốt bạc" nhờ những sản phẩm mới lạ và độc đáo của mình. Tuy nhiên, tính hữu dụng của nó cần phải được xem xét nghiêm túc.

Một sản phẩm công nghệ cao, đẹp mắt, thời thượng mà còn có thể giúp cải thiện sức khỏe của người dùng đã được giới thiệu và đang phát triển chóng mặt đó là Fitness tracker (Thiết bị theo dõi hoạt động thể chất). Tuy nhiên, hiệu quả tốt đến đâu thì cần có sự nghiên cứu từ thực tiễn.

Thiết bị theo dõi, các phương tiện ghi nhận các hoạt động rèn luyện thể chất không thể giúp tăng hiệu quả tác động tới sức khỏe chúng ta. Đó là kết luận được rút ra từ một nghiên cứu khoa học quốc tế.

Người dùng thiết bị Fitbit vẫn chưa nhận được nhiều lợi ích sau hơn 1 năm sử dụng

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ Fitbit cho hơn 800 tình nguyện viên trên toàn thế giới để nghiên cứu tầm ảnh hưởng của thiết bị công nghệ này đến với mức độ luyện tập thể chất của người dùng

Các tình nguyện viên được chia làm hai nhóm, một nhóm được thưởng bằng một khoản tiền quyên góp cho chương trình từ thiện nếu đạt mốc di chuyển 10,000 bước mỗi ngày và nhóm còn lại không được lợi ích về kinh tế nào.

Dựa vào dữ liệu theo dõi mà hoạt động của các tình nguyện viên được chia theo các thang cấp độ hoạt động thể chất (MVPA) từ thấp đến cao theo tuần. Bên cạnh đó các thông số về huyết áp, cân nặng, sức khỏe tim mạch sẽ được ghi nhận vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm cho đến khi kết thúc theo chu kỳ sáu tháng 1 lần.

Theo ghi nhận thì nhóm nhận được phần thưởng có chỉ số hoạt động thể chất tăng lên sau sáu tháng đầu tiên của quá trình thử nghiệm nhưng sau sáu tháng tiếp theo kết quả đã quay về vị trí ban đầu. Đối với nhóm không nhận được khích lệ nào thì kết quả MVPA tăng 16 phút/tuần so với trước khi tiến hành thử nghiệm

Tuy nhiên sự gia tăng đó không đủ để có tác động tích cực đến sức khỏe của các tình nguyện viên, dựa vào kết quả đó nhóm nghiên cứu kết luận rằng không có tác động đến việc tăng cường sức khỏe hay giảm các bệnh tật

Chủ nhiệm chương trình thí nghiệm Giáo sư Eric Finkelstein từ Duke-NUS Medical School Singapore cho biết: “Trải qua hơn 1 năm tiến hành thí nghiệm trên các tình nguyện viên thì các ghi nhận cho thấy không có sự thay đổi đáng kể nào trong tổng số bước di chuyển nhưng chỉ số hoạt động thể chất MVPA gia tăng trung bình 16 phút /tuần. Tuy nhiên chưa nhận thấy bằng chứng nào cho thấy sự cải thiện về cân nặng, huyết áp cũng như hệ tim mạch của người dùng đối với cả hai nhóm tình nguyện viên”.

Các thiết bị theo dõi hoạt động thể chất ngày càng phổ biến tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy chúng không hề thay đổi được tình trạng sức khỏe của người sử dụng hay phòng chống bệnh tật

Ở Anh Quốc cứ 100 người lại có 7 người sở hữu 1 thiết bị theo dõi luyên tập thể dục

Hơn 3 triệu thiết bị điện tử đeo tay đã được bán ra vào năm ngoái ở Anh, tăng 114% so với 2014 và hơn 63% là các thiết bị theo dõi hoạt động thể chất. khoản 7% cư dân tại Anh sở hữu thiết bị theo dõi hoạt động thể chất tuy vậy đã có một nghiên cứu cho thấy sự tác động thật sự đến sức khỏe của thiết bị này.

Hơn 50% người trưởng thành ở Anh không dành đủ thời gian cho vận động theo khuyến cáo nên họ hi vọng rằng các thiết bị theo dõi sẽ giúp cải thiện tình hình bằng cách nhắc nhở mọi người hoạt động. Tuy nhiên hơn 40% những người được hỏi cho biết họ ngưng sử dụng các thiết bị này chỉ sau 6 tháng và chỉ có chưa đến 10% duy trì việc dùng các thiết bị theo dõi này suốt 1 năm

Giáo sư Robert Sloan từ Kagoshima University Graduate School of Medical & Dental Sciences, Kagoshima, Japan đồng chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cho biết: “Một lượng lớn các đối tượng đã thôi không sử dụng thiết bị chỉ sau một thời gian ngắn tò mò về nó, việc này phù hợp với thói quen sử dụng thiết bị theo dõi của người dùng trong thực tế”.

Thị trường thiết bị theo dõi hoạt động thể chất đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ

Trước thông tin này, người phát ngôn của Fitbit cho biết: “Fitbit Là thiết bị đi đầu trong việc theo dõi và kết nối các hoạt động tập luyện thể dục nhằm mang đến tác động tích cực cho sức khỏe của hàng triệu người dùng và rất nhiều các kết quả nghiên cứu đã được công bố dựa trên dữ liệu mà Fitbit ghi nhận được để xây dựng một hệ thống phần mềm bổ trợ cho thiết bị theo dõi để giúp người dùng đạt được mục tiêu rèn luyện cải thiện sức khỏe của bản thân.

Chúng tôi vẫn đang tập trung nghiên cứu chế tạo những thiết bị mới để hỗ trợ tạo động lực và thúc đẩy người dùng đạt được mục tiêu sức khỏe đề ra khi sử dụng hệ thống của Fitbit “

Nghiên cứu của Giáo sư Eric Finkelstein và Giáo Sư Robert Sloan đã được công bố trên tạp chí The Lancet Diabetes and Endocrinology

Cuộc tranh luận về lợi ích của các thiết bị như Fitbit tới sức khỏe người dùng chắc hẳn sẽ còn dài tuy nhiên để nâng cao sức khỏe của bản thân thì ý thức tập luyện thể dục kết hợp với sự hỗ trợ của các trang bị hiện đại chắc chắn sẽ mang đến kết quả tích cực cho chúng ta.

Q.Vân

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/thiet-bi-theo-doi-tap-luyen-khong-giup-ich-gi-cho-suc-khoe-c7a455386.html