Thích thú xem tôm hùm 'ẩn mình' trong san hô

Viện Hải dương học Nha Trang đã tạo môi trường sống như ngoài tự nhiên cho loài tôm

Tôm hùm ẩn mình trong san hô, màu của chúng đồng nhất với màu san hô khiến người xem khó phát hiện.

Tôm hùm ẩn mình trong san hô, màu của chúng đồng nhất với màu san hô khiến người xem khó phát hiện.

Tại Viện Hải dương học, khu vực chiêm ngưỡng tôm hùm nằm trong khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Tại đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây dựng một môi trường sống đồng nhất với môi trường tự nhiên của loài tôm ngoài đại dương. Những dải san hô nhỏ, đồng màu với lớp vỏ của loài tôm giúp nó có thể dễ dàng ẩn mình khi nhận thấy có điều “bất trắc”.

Tôm là loài động vật giáp xác, bao gồm cả tôm hùm, cua, ghẹ…Chúng có đặc điểm chung là có một lớp vỏ cứng bao bọc cơ thể. Khi lớn lên, lớp vỏ cũ chật, không còn phù hợp, những loài giáp xác này thoát ra khỏi lớp vỏ cũ, hình thành một lớp vỏ mới. Quá trình đó diễn ra nhiều lần trong vòng đời của một động vật giáp xác, còn gọi là sự thay vỏ. Động vật giáp xác thường sống ở đáy biển, di chuyển bằng những chiếc chân bò hoặc chân mái chèo.

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Theo Viện Hải dương học Nha Trang, trong các rạn san hô ở Trường Sa, động vật giáp xác thường gặp là những loài như “tôm bác sỹ” màu sắc sặc sỡ, đến các loài tôm hùm như tôm hùm bông, tôm hùm sen, tôm hùm đá, tôm hùm đỏ hay các loài cua như cua nhện, cua mặt trời, cua lửa, hoặc cua ký cư có bụng mềm, ẩn mình trong các vỏ ốc rỗng.

Riêng với loài tôm hùm, ở Việt Nam, loài này phân bố từ Quảng Bình tới Bình Thuận nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài tôm hùm tự nhiên thì vào những năm 2000 đến nay, ngư dân các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận đã nuôi thành công tôm hùm trên quy mô lớn.

Xem thêm hình ảnh về loại tôm hùm tại Viện Hải dương học Nha Trang:

Khu vực chiêm ngưỡng tôm hùm nằm trong khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây dựng môi trường sống như ngoài tự nhiên cho loài tôm.

Du khách có thể "soi" kỹ từng bộ phận của loài tôm hùm đại dương.

Tôm là loài động vật giáp xác. Chúng có đặc điểm chung là có một lớp vỏ cứng bao bọc cơ thể.

Tại Việt Nam, tôm hùm phân bố từ Quảng Bình tới Bình Thuận nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Lộc Hiệp

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/thich-thu-xem-tom-hum-an-minh-trong-san-ho-d223586.html