Thị trường cà phê, ca cao ngày 22/11/2016

Sáng nay (22/11), thị trường cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên sau một phiên chững lại đã lao dốc 1.400 đồng mất mốc 44.000 đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, giá cà phê ở mức 42.300 – 43.100 đồng. Tại thị trường thế giới, giá cà phê và ca cao có xu hướng hỗn hợp.

Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 22/11 giảm 69 USD xuống 1.963 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơnvị

Ngày

21/11

Ngày

22/11

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

2.032

1.963

-69

Đăk Lăk

VND/kg

44.500

43.100

-1.400

Lâm Đồng

VND/kg

43.700

42.300

-1.400

Gia Lai

VND/kg

44.500

43.100

-1.400

Giá cà phê arabica trên sàn ICE tăng trở lại sau khi chạm mức thấp một tháng phiên đầu tuần. Trong khi đó, giá robusta lại mất 3% do áp lực bởi điều kiện thời tiết thuận lợi tại Brazil và triển vọng lạc quan của vụ thu hoạch cà phê tại Việt Nam, bởi các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa khô.

Giá arabica kỳ hạn tháng 3 thiết lập tăng 1,2 cent, tương đương 0,7%, lên mức 1,633 USD/lb.

Theo báo cáo Hightower, nhiều mưa tại các khu vực trồng cà phê ở Brazil tuần này cùng với sản lượng cà phê của Việt Nam không thấp như dự đoán đã gây áp lực lên giá.

Brazil là nước sản xuất cà phê arabica lớn nhất thế giới, còn Việt Nam là nước trồng robusta hàng đầu.

Mưa ở bang Minas Gerais và Espirito Santo tuần này sẽ tiếp tục cải thiện độ ẩm của đất cho sự phát triển của cây trồng, theo hệ thống thông tin khí tượng MDA về khu vực trồng cà phê chính của Brazil.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1 chốt phiên giảm 69 USD, tương đương 3,2%, xuống mức 2.083 USD/tấn.

Vụ cà phê của Ấn Độ năm marketing 2016/17 được dự báo ở mức 5,1 triệu bao (loại 60kg). Mức giá arabica và robusta trên toàn cầu cao hơn, cùng với sản lượng vụ thấp do thời tiết khô và nóng, đẩy giá cà phê nội địa nước này lên mức cao nhất trong năm nay.

Dự báo sản lượng cà phê vụ 2016/17 của Colombia được điều chỉnh tăng từ 13,6 triệu bao lên 14 triệu bao (loại 60kg), không đổi so với vụ 2015/16.

Liên đoàn cà phê Colombia (Fedecafe) ước tính năng suất trung bình đã tăng từ 10 bao/ha lên 15 bao/ha.

Dự báo sản lượng cà phê vụ 2016/17 của Brazil được nâng lên 56,1 triệu bao (loại 60kg), tức tăng 14% so với vụ trước, do dự đoán sản lượng arabica lớn hơn mong đợi.

Sản lượng cà phê robusta giảm đáng kể năm thứ hai liên tiếp do thiếu nước, đặc biệt tại bang Espirito Santo, khiến đẩy giá tăng cao hơn. Xuất khẩu cà phê vụ 2015/16 chạm mức cao nhất lần thứ hai ở 36,54 triệu bao.

Tại Indonesia, triển vọng cà phê vụ 2016/17 có khả quan hơn khi thời tiết có diễn biến thuận lợi. Tuy nhiên sản lượng vẫn giảm so với vụ trước do La Nina kéo dài. Theo ước tính của USDA, sản lượng cà phê vụ 2016/17 của Indonesia sẽ giảm xuống 8,9 triệu bao từ 12,1 triệu bao vụ trước. Do đó, xuất khẩu cà phê vụ tới của nước này cũng sẽ giảm xuống 5,5 triệu bao do năng suất yếu trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa lại tăng mạnh. (VNB)

Giá ca cao có xu hướng hỗn hợp, với thị trường London bị áp lực bởi sự tăng giá của đồng GBP.

Giá ca cao London kỳ hạn tháng 3 đóng cửa mất 18 GBP, tương đương 0,9%, chốt ở 1.995 GBP/tấn. Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 3 có diễn biến ngược lại tăng 6 USD, tương đương 0,25%, lên mức 2.431 USD/tấn, do được hỗ trợ bởi đồng bảng Anh tăng giá so với đồng USD.

Ca cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà tính đến ngày 20/11 từ đầu vụ ở mức 387.000 tấn, giảm 16% từ mức 463.000 tấn trong cùng kỳ vụ trước, theo ước tính của các nhà xuất khẩu.

Họ cũng cho biết khoảng 71.000 tấn ca cao đã được giao đến hai cảng Abidjan (34.000 tấn) và San Pedro (37.000 tấn) từ 14-20/11, tăng so với tổng cộng 54.000 tấn cùng kỳ vụ trước.

Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn Vinanet: http://vinanet.vn/hang-hoa/thi-truong-ca-phe-ca-cao-ngay-22112016-656360.html