Thế nào là một hiệu trưởng "chuẩn"?

(VietNamNet)-Hiệu trưởng hiện nay do cấp trên trực tiếp đánh giá, nhưng "nặng" về cảm tính. Vai trò của hiệu trưởng sẽ được "mổ xẻ" bởi những hiệu trưởng lâu năm làm quản lý.

- Hiệu trưởng hiện nay do giám đốc, trưởng phòng giáo dục trực tiếp đánh giá, nhưng cũng chủ yếu dựa trên cảm tính. Vai trò của người hiệu trưởng sẽ được "mổ xẻ" qua ý kiến của những hiệu trưởng lâu năm làm quản lý. Hiệu trưởng Đặng Đình Đại - Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội): Có thể dạy không giỏi, nhưng phải quản lý tốt. "Hiệu trưởng phải là chỗ dựa tinh thần cho HS" - ông Đặng Đình Đại Chuẩn hiệu trưởng cần có các tiêu chí rõ ràng: năng lực tổ chức, năng lực lãnh đạo, quan hệ quần chúng... Hiệu trưởng có thể không là giáo viên dạy giỏi, nhưng phải là người quản lý tốt. Bản thân người hiệu trưởng có thể tự khẳng định mình thông qua chính bộ "chuẩn". Bộ chuẩn hiệu trưởng sẽ tạo nguồn động lực cho hiệu trưởng trong quá trình làm việc. Sự phấn đấu của hiệu trưởng phải có đối chứng với năm trước, kèm theo đó là biện pháp. Ví dụ, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp từ 20% lên 40% sẽ tốt hơn trường từ 89% lên 90%. Tuy nhiên, bộ chuẩn hiện nay chưa đánh giá được cụ thể điều này. Chân dung lý tưởng của hiệu trưởng là: phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là tấm gương cho giáo viên và HS noi theo. Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý tổ chức, biết cách lập kế hoạch và tổ chức kế hoạch; biết về mối quan hệ thông tin đại chúng để nhờ đó có thể "quảng bá" cho trường mình. Hiệu trưởng không nên là hình ảnh ’ông giáo già’ mà hãy thân thiện, là chỗ dựa tinh thần cho HS. Phòng hiệu trưởng phải là phòng mở để HS, phụ huynh có thể tiếp cận và trao đổi. Tại các lớp hiệu trưởng ở Singapre, Philippine, các hiệu trưởng đều làm như vậy. Hạn chế tiêu cực khi đánh giá bằng cách phát huy dân chủ trong nhà trường, trong giáo viên và HS. Hiện nay, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đang thực hiện việc cho HS đề xuất, góp ý với ban giám hiệu từ vấn đề dạy - học, trông xe, y tế, lao công đến việc chiếu sáng. Bên cạnh đó, có thể đánh giá thầy/cô giáo nào dạy không nhiệt tình bằng phiếu góp ý. Bản thân tôi, khi được đưa ra đánh giá cũng không hẳn nhận được 100% ý kiến nhất trí về quản lý. Các đồng nghiệp còn băn khoăn hiệu trưởng chưa quan tâm cải thiện đời sống cho giáo viên, còn thiếu công bằng. Mỗi người hiệu trưởng cần khoảng 3 năm để thay đổi diện mạo của nhà trường. Chúng ta chưa đào tạo được ra hiệu trưởng dù trường Cán bộ quản lý giáo dục đang nỗ lực. Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội): Hiệu trưởng hiện nay chưa được đào tạo bài bản. "Nếu trường tự chủ tài chính hiệu trưởng phải được trang bị kiến thức về tài chính" - ông Nguyễn Quốc Bình. Hiện nay, lộ trình của một hiệu trưởng thường xuất phát từ giáo viên có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức rồi lên làm tổ trưởng chuyên môn hoặc tham gia công tác đoàn. Nếu họ có năng lực quản lý thì được đề bạt, bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng, sau đó làm hiệu trưởng. Kiến thức quản lý thường được bồi dưỡng từ 2-3 tháng. Ở đây, hiệu trưởng xuất phát từ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy nhưng lại chưa được đào tạo bài bản, thiếu tư duy giáo dục tiên tiến và tầm nhìn trong hoạt động quản lý. Nếu trường được tự chủ tài chính thì đòi hỏi người hiệu trưởng phải có năng lực thực sự và trách nhiệm cao trong hoạt động quản lý chi tiêu tài chính. Ngày nay, hoạt động tài chính của trường thường do cấp trên chỉ đạo, nhưng nếu phải tự chủ thì hiệu trưởng phải được trang bị kiến thức về tài chính và lúc đó trách nhiệm sẽ nặng nề hơn. Bảo Anh (thực hiện)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/09/870032/