Thế lực của NATO tại Biển Đen có dọa được Nga?

(Ảnh Nóng) - Theo RIA Novosti, ngày 3/9 tới đây, hai chiến hạm của NATO là khu trục hạm USS Ross (Mỹ) và khinh hạm Commandant Birot (Pháp) tiếp tục tiến vào Biển Đen.

Việc hai chiến hạm này tiếp tục tiến vào Biển Đen sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng răn đe của NATO tại vùng biển này. RIA Novosti cho biết thêm, hồi tháng 7/2014 vừa qua, nhóm tàu chiến của NATO có mặt tại Biển Đen đã lên tới con số kỷ lục thời hậu Liên Xô – là 9 đơn vị tàu chiến. Trong ảnh: Khinh hạm Commandant Birot.

Trong nhóm này có tàu Vella Gulf của Hải quân Mỹ, tàu Surcouf của Pháp, tàu tuần tra Mahitis của Hy Lạp, hai tàu do thám của Pháp và tàu Elettra của Hải quân Italy. Trong ảnh: Khinh hạm Commandant Birot.

Tuy nhiên theo Hiệp định Montreux, các tàu chiến của các quốc gia không phải ở Biển Đen chỉ có thể lưu lại khu vực này không quá 21 ngày. Chính vì vậy lực lượng ở Biển Đen của NATO chỉ còn một chiến hạm, cùng với tàu do thám của Pháp là Dupuy de Lome sẽ có mặt ở đây cho tới ngày 5/9. Trong ảnh: Tàu do thám Dupuy de Lome.

Trong số hai chiến hạm được NATO điều đến Biển Đen tới đây thì USS Ross được đánh giá là một trong những khu trục hạm có sức mạnh tấn công đáng sợ nhất thế giới.

Theo thông tin từ Hải quân Mỹ, tàu khu trục USS Ross sở hữu khả năng công/thủ toàn diện nhất của Hải quân Mỹ hiện nay. Về hỏa lực, USS Ross được trang bị 1 pháo hạm 127mm, tầm bắn tối đa khoảng 27km, có thể bắn từ 15-20 viên/phút trong chế độ bắn tự động. Cơ số đạn pháo mang theo khoảng 680 viên.

Hai bên mạn tàu còn được trang bị 2 pháo tự động 25mm được điều khiển từ xa sử dụng để tấn công các mục tiêu nhỏ trên mặt biển hay các mục tiêu đường không tầm thấp. Tàu còn có 4 súng máy hạng nặng 12,7mm. Hai bên mạn tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm với 3 ống phóng/cụm.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng săn ngầm MH-60R với trang bị vũ khí cực mạnh. Phía đuôi tàu trên nhà chứa trực thăng được trang bị một hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS 20mm cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa chống hạm và các mục tiêu đường không tầm thấp.

Tuy nhiên vũ khí chủ lực của USS Ross phải kể đến là hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 hộp, hệ thống còn lại gồm 64 hộp nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.

Các hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, tên lửa phòng không tầm xa SM-2 hoặc tên lửa SM-3 của hệ thống tác chiến Aegis.

Với số khí tài hùng hậu trên, khu trục hạm USS Ross đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trong tầm bắn của chúng. Tuy nhiên để hỗ trợ cho lực lượng chiến hạm của NATO tại Biển Đen trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga còn có loạt vũ khí của khối này đang triển khai tại một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Romania…

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, số vũ khí này của NATO vẫn tỏ ra đuối sức trước sức mạnh của Hạm đội Biển Đen của Nga. Tính đến thời điểm năm 2013, Hạm đội Biển Đen có 40 tàu chiến các loại, trong đó có 1 tàu ngầm diesel - điện lớp Kilo, hàng chục máy bay. Ngoài ra còn có một lữ đoàn hải quân đánh bộ, với khoảng 2500 binh sĩ, và khoảng 300 biệt kích hải quân. Trong ảnh: Tuần dương hạm Moskva.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/the-luc-cua-nato-tai-bien-den-co-doa-duoc-nga-3055042/