Thế giới tuần qua

(VOH) - Tuần này, tình trạng nợ công tăng cao và có khả năng đổ vỡ ở Mỹ đã làm rung chuyển thị trường tiền tệ thế giới, giá vàng tăng liên tục khiến nhiều nước lo ngại phải nhập hàng mấy chục tấn vàng để duy trì sự ổn định của tình hình tài chính. Chính việc chạy đua nhập vàng để bảo toàn vốn đã dẫn đến tình trạng giá vàng điên loạn trong tuần qua, trong nước, có lúc vọt lên trên 46 triệu đồng một lượng.

Trung quốc, hiện đang nắm hơn 1.160 tỉ USD trong số nợ hơn 14.000 tỉ của nước Mỹ hoàn toàn có lý do phải lo ngại. Việc khủng hoảng nợ công của Mỹ và sự mất giá liên tục của đồng đô la so với giá vàng sẽ khiến cho khối tài sản khổng lồ của Trung quốc trong kho công khố phiếu nước Mỹ dần teo tóp. Nếu giá trị đồng đô la Mỹ sụp đổ, điều đó tất yếu dẫn đến việc dự trữ ngoại hối bằng đô la của Trung Quốc bị sụp theo với tỷ lệ tương ứng. Một số chuyên gia tiền tệ cho rằng, nếu Trung Quốc muốn cắt lỗ bằng cách bán bớt số trái phiếu Mỹ mà họ đang có, việc làm này sẽ tác động đến giá trị đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ mà Trung Quốc đang cố gắng duy trì ở mức thấp sẽ tăng giá chóng mặt so với đồng USD, điều mà Trung quốc không muốn vì sợ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của mình. Ở Trung quốc, hãng Tân Hoa Xã dẫn thông báo của công ty đường sát Trung Quốc cho biết họ đã yêu cầu Bộ Đường sắt thông qua việc thu hồi 54 tàu cao do có trục trặc ở hệ thống tự động bảo vệ Động thái này diễn ra chỉ ngay sau khi chính phủ Trung Quốc quyết định tạm hoãn mọi dự án xây dựng đường sắt mới, gần ba tuần sau vụ hai đoàn tàu cao tốc đâm nhau khiến 40 người chết. Vụ tai nạn kinh hoàng này làm dấy lên những lo ngại đối với tính an toàn của hệ thống đường sắt cao tốc mà Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng. Cảnh sát bắt giữ một kẻ tình nghi liên quan đến vụ bạo động tại Pimlico, London ngày 11-8. Ảnh: AP Trong tuần, người ta còn đặc biệt chú ý đến tình trạng bạo động đang loang rộng ở Anh. Sau gần một tuần lễ đập phá, nổi loạn, cuối tuần này, cảnh sát Anh đã cương quyết sử dụng biện pháp mạnh trước các âm mưu bạo loạn. Lực lượng an ninh Anh đang đột kích lần lượt nhà của những kẻ nổi loạn để bắt giữ, trong khi chính phủ công bố các biện pháp mới để ngăn chặn làn sóng bạo loạn và xem xét việc khôi phục lệnh giới nghiêm. Theo BBC, Tòa án cũng có thể tuyên các bản án nghiêm khắc hơn cho hành vi bạo loạn. Kể từ khi bạo loạn nổ ra thứ bảy tuần trước, có hơn 1.500 người bị bắt và 464 trong số này đã bị kết án tù. Bạo loạn bùng nổ từ khu Tottenham của London đầu tuần qua, sau đó lan ra nhiều thành phố lớn như Manchester, Salford, Liverpool, Wolverhampton, Nottingham, Leicester và Birmingham, đẩy nước Anh chìm vào vụ bạo loạn tồi tệ nhất nhiều năm qua trên quy mô quốc gia. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến làn sóng bạo loạn tại Anh là từ cái chết của một người lái taxi da màu 29 tuổi có tên Mark Duggan, hôm 4/8 tại Tottenham, London. Dugan bị cảnh sát tạm giữ và dù đã phục tùng yêu cầu của cảnh sát nhưng vẫn bị bắn chết. Tuy nhiên, theo các nhà xã hội học, nguyên nhân sâu xa cho sự bất ổn ở Anh là các vấn đề xã hội và cộng đồng vốn âm ỉ từ lâu. Các chuyên gia kinh tế thì nhìn nhận nguyên nhân của bạo loạn ở Anh bắt nguồn từ chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ dẫn đến khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người dân. Hầu hết những người tham gia bạo loạn đến từ các khu vực nghèo tại những đô thị lớn, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao và dịch vụ xã hội bị cắt giảm khiến cuộc sống ngày càng bi đát. Ở Bắc Phi, cuộc xung đột tại Lybia đang ngày càng diễn biến phức tạp. Chính quyền Gaddafi đang đối mặt với ngày càng nhiều diễn biến bất lợi trên cả mặt trận ngoại giao lẫn quân sự. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuần này đã ký sắc lệnh áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Libya, hãng tin Novosti đưa tin Nga cấm các chuyến bay của Libya vào không phận nước này, ngoại trừ các chuyến bay vì mục đích nhân đạo. Ngoài ra, tàu chiến Nga được phép lục soát tàu Libya nếu nghi ngờ vận chuyển vũ khí hoặc quân nhân. Sắc lệnh cũng cấm mọi hoạt động tài chính liên quan tới tài sản của gia đình ông Gaddafi và các quan chức thân cận với nhà lãnh đạo Libya. Hàng ngàn người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy chống ông Gaddafi bùng phát hồi tháng 2. Đến nay, không phe nào chiếm được thế thượng phong và cuộc chiến tại đây đang lâm vào bế tắc. Chính phủ Libya đang mất dần các sứ quán ở nước ngoài. Theo CNN, Đại sứ quán Libya tại Washington, Mỹ, ngày 11.8 đã chính thức được mở lại dưới sự kiểm soát của phe chống ông Gaddafi. Trước đó, Anh trục xuất các nhà ngoại giao Libya và trao quyền kiểm soát Đại sứ quán ở London cho đại diện phe chống đối. Báo The Globe and Mail của Canada đưa tin chính phủ nước này cũng đang chuẩn bị cho phe chống đối ở Libya cử phái bộ đến thủ đô Ottawa để thay các nhà ngoại giao của chính quyền Gaddafi bị trục xuất trước đó.

Nguồn VOH: http://voh.com.vn/news/newsdetail.aspx?id=34576