Thắt lòng người đàn bà phải 'đứng đường' mỗi tối để lấy tiền nuôi chồng bệnh tật

Ngày chồng mất, chỉ nắm tay chị bảo đừng đi nữa. lời trăn trối khiến chị tỉnh ra mà quay về. Đã có lúc chị muốn bỏ đi, hay gieo mình xuống sông vì thấy có lỗi với chồng con. Chết thì quá dễ, sống được mới khó.

Cùng kiệt

Trong nỗi khổ cực, con người cần rộng lượng bỏ qua cho nhau. Còn chị, ngay cả lúc hơn 40 tuổi, chị vẫn phải đứng đường, để lấy tiền chữa bệnh cho chồng, cho con. Nỗi tủi cực ấy chẳng người nào thấu hiểu, họ chỉ nhìn chị bằng ánh mắt khinh thị, coi chị là người đàn bà trắc nết xấu xa. Chẳng một lần biện minh, chị nuốt nước mắt vào trong để sống, để vượt qua.

Ngôi nhà cấp 4 nhỏ xiêu vẹo nằm khuất sau rừng bạch đàn, chị ngồi lặng lẽ nhìn mông lung ra phía màn trời xám xịt. chị bảo đời chị cũng như mùa đông vậy, toàn màu xám. Hỏi tên chị, chị ngại ngùng không dám nói thật. cứ bảo gọi chị là chị Sáu. Với chị, cái tên không để định danh. Chụp tấm hình, chị ngăn lại ngượng ngùng, bảo chị không muốn. Câu chuyện về cuộc đời chị, chị kể được. Nhưng một sự giãi bày cuối cùng cho những khốn cùng kiệt quệ mà chị đã trải qua. Nước mắt bao lần chảy ngược vào trong. Nhẫn nhịn, tủi hờn, và xót!

Ảnh minh họa.

56 tuổi rồi, chị không còn nhiều những mơ ước nữa. cả một thời xuân sắc chị đã gánh gồng hết những lo toan cho cả gia đình này. tuổi thơ của chị vốn cơ cực cùng gia đình nơi vùng cát Triệu Phong (Quảng Trị). Ngày 19 tuổi, chị theo chồng. vẫn cực như ngày con con gái. Nhà chồng đông anh em, ai cũng chỉ bám vào mấy miếng ruộng cò con, hay làm thuê làm mướn mưu sinh. Chồng chị tốt bụng, chỉ tội cái nghèo khiến người đàn ông không thoát ra được khỏi những toan lo cơm áo gạo tiền. cũng như cánh đàn ông chốn này, ngày ngoài hai buổi đồng áng lại về phụ vợ con chăn đàn gà, chăm đám rau cho bữa cơm có chất tươi trong nhà. ba đứa con cả trai lẫn gái sinh ra lần lượt trong vòng 5 năm trước khi tai ương ập xuống ngôi nhà mới vay mượn nhờ vả xây được của chị.

Năm năm làm vợ làm chồng, chưa một lần hai vợ chồng làm phật lòng nhau. Cả vợ cả chồng đều quanh năm lam lũ, nhà vẫn bữa no, bữa đói. Nghèo đã đành nhưng chồng chị còn mắc bệnh xơ gan, người cứ ốm dặt dẹo mãi. Nhà nghèo, ăn còn không đủ thì tiền đâu mà khám bệnh. Đau thì lấy dây thắt bụng lại rồi đi làm. Sau này khi không còn chịu đựng được nữa, đến viện thì bác sĩ bảo sắp chết rồi. Chị xót xa lắm. Chồng lâm trọng bệnh, ba đứa con thơ còn cắp sách tới trường, người mẹ chồng gần 80 tuổi như chuối chín cây. Tất cả đều một vai chị gánh. Oái oăm, hai năm sau thì đứa con đầu lại phát hiện suy thận. Tiền bạc chữa bệnh chẳng có, chị nợ nần chồng chất, cứ vay chỗ nọ đập vào chỗ kia. Sáng chị đi bán rau, chiều đi mò cá thu nhập vài đồng bạc lẻ nên nợ đọng tăng dần. người ta kéo đến nhà đòi nợ suốt ngày. Túng quẫn vô cùng.

Ảnh minh họa.

Chị chẳng nhớ lần đầu tiên chị có cái ý nghĩ đứng đường để kiếm tiền là khi nào nữa. chỉ biết rằng đến lúc chị không còn cách nào kiếm được tiền nữa, nhìn chồng đau, nhìn đứa con đầu quằn quại vì bệnh, nhìn hai đứa con sau nheo nhóc tội nghiệp, Chị quyết dấn thân. Chị nghĩ chỉ làm vài lần, kiếm được ít tiền trả nợ là xong. Nhưng không đơn giản thế. chị giấu chồng, bảo có người em ở Đà Nẵng xin được việc, lương cũng cao nên vào đó làm kiếm tiền trả nợ. Mọi việc ở nhà chỉ trông vào người mẹ chồng 80 tuổi coi sóc giúp.

Vào Đà Nẵng, mỗi tối chị đánh phấn bôi môi ra đứng đường, nơi cánh xe khách xe tải đường dài thường trú ngụ tìm thú vui xác thịt. chưa khi nào chị nghĩ mình lại có thể rơi vào tình cảnh ấy. Cho đến mãi tận bây giờ, chị vẫn chưa thôi ám ảnh những khuôn mặt phấn son, những lời ngã giá trần trụi. Khách làng chơi từ những thanh niên trai tráng, những đứa trẻ ranh mặt búng ra sữa cho đến cả những ông già ở tuổi “xưa nay hiếm” tìm đến chị với giá rẻ. Chị cắn răng chiều hết. Chị chịu sự đau đớn khủng khiếp về thể xác, miễn là có tiền gửi về nhà cho chồng, cho con chữa bệnh. Mỗi cuộc “giao dịch xác thịt” lúc ấy chỉ có giá rất bèo, nhưng đau đớn thay đó là nguồn sống của gia đình chị. Nhục nhã không sao kể xiết. chị gục xuống lúc kể như thế. Hết đứng đường chị lại theo đồng nghiệp vào “động”.

Chị nói dối gia đình rằng đi làm thuê cho người ta. Mấy đứa con thơ dại của chị còn quá nhỏ nên không biết, chồng chị nằm bết bát trên giường bệnh cũng chẳng thể nào hay, người mẹ già ở cuối bên kia con dốc cuộc đời chưa một lần bước ra khỏi cổng làng cũng chẳng rõ. Chỉ mình chị nhục nhã biết rằng, những đồng tiền thiên hạ cho là nhơ nhuốc kia chị dùng đóng học cho con, chị mua thuốc cho chồng, mua tấm áo cho mẹ. Đã có lúc chị muốn bỏ đi, hay gieo mình xuống sông vì thấy có lỗi với chồng con. Nhưng lại nghĩ không có chị, cả nhà cũng chẳng ai sống được. Chết thì quá dễ, sống được mới khó. Chị lại cắn răng chịu đựng.

Chị bị bắt khi đang bán dâm cho một khách làng chơi kém chị đến chục tuổi. Lúc bị bắt, chị khóc như đứa trẻ mắc lỗi nhưng mọi thứ đã quá muộn. Nơi quê nhà, nghe tin vợ bị bắt vì tội bán dâm, chồng chị ngã vật xuống giường, ôm ngực thổ huyết vì đau đớn. Chị bảo, đó là những chuyện mà chị không muốn nhớ, cái quá khứ buốt xót ấy đã dày vò chị cho đến tận bây giờ mà chưa chịu buông bỏ. Chị bị đưa lên trại phục hồi nhân phẩm 05-06 học tập và chữa bệnh. Chị không thôi day dứt, không thôi suy nghĩ rằng sẽ đối mặt ra sao với chồng, con và làng xóm.

Tưởng lần bị bắt, bị đưa đi trại như thế, đặc biệt là việc cả gia đình đã biết việc chị làm, chị sẽ biết sợ mà không quay lại con đường cũ nữa. nhưng đời chị còn lắm khúc quanh. Ngày chị ở trại về, căn bệnh khiến chồng chị không đứng dậy nổi, đứa con đầu chỉ còn da bọc xương. Nhìn cảnh ấy, chị không đành lòng. Chị lại quay lại đường cũ. Khi ấy chị đã gần 40 tuổi. vẫn bôi môi đánh phấn đứng dưới những gốc cây. Nhưng lần này không phải ở Đà Nẵng, mà ở phố thị các nhà chị chưa tới 30km. Gần 40 tuổi, cái tuổi không còn hấp dẫn cho chị áo cao quần thấp mà vẫy khách. Nhiều gã đã ném vào mặt chị những câu nói cay nghiệt. Đau đớn lắm. Nhục nhã lắm.

Có những điều không dám kể cùng ai

Chị khóc, giọt nước mắt của quãng đời tủi nhục nhất của người đàn bà cứ cuốn lấy chị. Chẳng ai hiểu cho chị. ngày chồng mất, anh chỉ nắm tay chị thều thào cầu xin chị đừng đi đứng đường nữa. “Tôi chết rồi mình đừng đi nữa, ở nhà rau cháo mà chăm con!”, chị nhắc lại lời nói cuối cùng của chồng trong cái nắm tay đầy đau đớn ấy. Anh hiểu chị, vì hoàn cảnh chẳng đặng đừng mới phải làm cái việc chẳng ai dung thứ ấy. Chỉ có mình anh dung thứ cho chị, mặc dù anh là người chịu nhiều đau đớn hơn cả. Nước mắt ngày về mặn đắng, khăn trắng khóc chồng nỉ non, u uất. Người làng đay nghiến chị ngay trong đám tang chồng. Anh mất, chẳng bao lâu đứa con đầu trọng bệnh nhiều ngày cũng không qua khỏi. Chị nhốt mình trong nhà, gặm nhấm cái quá khứ nhục nhã đó suốt một thời gian dài. Bởi chị sợ phải ra ngoài, sợ phải nghe cái danh từ “gái điếm” mà mỗi khi chị đi ngang qua người ta hay quẳng vào mặt khiến chị đau thắt ruột. Con cái chị đi học, mỗi lần cãi nhau với đám bạn, chúng lại lôi chị ra để miệt thị. Mấy đứa trẻ chỉ biết khóc. Rồi cuối cùng hai đứa con sau của chị đứt đoạn chuyện học hành, cũng lao vào đời kiếm sống. Ngày con chị lập gia đình, chị không dám mời ai. Chị sợ người ta không đến vì mẹ nó từng làm cái nghề nhơ nhớp ấy. Chị sợ trong lúc buồn vui có ai đó buột miệng nhắc cái chuyện ngày trước của chị sẽ khiến bên thông gia chết đứng.

Ảnh minh họa.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, vậy mà cũng đã mười mấy năm. Quãng thời gian đáng quên ấy của chị cũng kết thúc vào cái ngày chồng chị mất. Mỗi lần nghĩ đến câu trăn trối của chồng, chị lại khóc. Chẳng có nước mắt chảy ra trên khuôn mặt đã giã từ son phấn, mà là nước mắt chảy bên trong đầy khốn khổ. Chị bảo chị vẫn còn giữ tời giấy chứng nhận hoàn thành thời gian học tập tại trung tâm 05-06. Chẳng biết giữ để làm gì, nhưng chị vẫn giữ. Thi thoảng quá đau, chị lại lập cập mở cánh tủ cũ mèm, xộc xệch, lấy ra tập giấy tờ ấy. Suốt buổi nói chuyện với tôi, chị không dám nhìn thẳng người đối diện. Chị chỉ ngậm ngùi bảo nếu hoàn cảnh không bắt chị phải lựa chọn thì chị sẽ không bao giờ làm điều đó.

Biết hoàn cảnh của chị, hội phụ nữ xã cũng đã làm mọi điều để chị trở lại với cuộc sống bình thường, đưa chị vào diện hộ nghèo để hưởng trợ cấp, Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ để chị vơi bớt mặc cảm và vận động tuyên truyền để bớt đi sự khinh thị của mọi người. Dẫu sao, với những đứa con, chưa một ngày chúng chê chị. Với chị, chẳng còn điều gì khiến chị hạnh phúc hơn thế. Chiều tắt nắng, chị lặng lẽ gom lại sân lúa, chờ đứa cháu nội từ trên phố về chơi.

Tiêu Dao

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/that-long-nguoi-dan-ba-phai-dung-duong-moi-toi-de-lay-tien-nuoi-chong-benh-tat-149239/