Thảo dược nào trị biếng ăn?

Sử dụng thảo dược để giúp kích thích ăn hiện tại đã trở thành xu hướng trên thế giới.

Đặc biệt tại châu Âu, nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển cùng với truyền thống sử dụng cây thảo dược lâu năm. 5 loại thảo dược sau được sử dụng phổ biến tại châu Âu để điều trị chứng biếng ăn của trẻ em.

Các loại thực vật, gia vị được bổ sung trong chế độ ăn có thể cải thiện đáng kể tình trạng biếng ăn ở cả người lớn và trẻ em. Chúng không chỉ kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng mà còn giúp kích thích tiêu hóa, hấp thu tốt. Một số loại dược liệu còn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao, giúp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian trẻ mắc chứng biếng ăn.

Hạt cỏ Cari

Hạt cỏ Cari được sử dụng như một loại gia vị kích thích ăn ngon nổi tiếng ở các nước phương tây. Nó được phủ lên trên một số loại bánh giúp tăng cảm giác ngon miệng khi bắt đầu bữa ăn, nhờ khả năng kích thích trực tiếp lên trung khu thần kinh, tạo cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng. Nó cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. German Commission E (tài liệu về dược liệu. chính thống của CHLB Đức) khuyến cáo sử dụng hạt cỏ Cari để điều trị cho những người mất cảm giác thèm ăn với liều lượng 250-500 mg từ 2-3 lần một ngày.

Cây Centaury

Trong thành phần ngọn Centaury có chứa nhiều chất chống oxy hóa (phenolic acids, sterols, secoiridoid glycosides…) vì vậy người dân châu Âu thường sử dụng cây Centaury để pha trà uống giúp làm đẹp da, loại bỏ các chất độc trong cơ thể. Ngoài ra cây còn được dùng trong trường hợp sốt, rắn cắn, chán ăn tâm lý.

U xơ tử cung - Một trong những nguyên nhân gây khó đậu thai, hiếm muộn

Phát hiện thảo dược "Đặc trị" Đờm Ho, Khó thở, Hen suyễn, COPD lâu năm

Cây có vị đắng do có chứa iridoid, erytaurin, swertiamarin, vị đắng thậm chí vẫn có thể phát hiện khi hòa tan dịch chiết cây Centaury 3.500 lần.Chính vị đắng này giúp tăng bài tiết dịch vị và dịch mật do đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Liều lượng được khuyến cáo theo Commission E là từ 1-2g mỗi ngày có thể sử dụng đến 6g mỗi ngày trong trường hợp rối loạn tiêu hóa.

Cây long đởm vàng

Cây thuốc rất đắng, vị đắng của cây long đởm kích thích lên cơ quan thụ cảm trên lưỡi gây tiết nước bọt và dịch vị, kích thích ngon miệng. Ngoài ra nó còn làm tăng hoạt động của dạ dày đồng thời giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Có thể dùng bột rễ cây pha loãng hoặc dịch chiết rễ cây với liều lượng từ 0,1-6g mỗi ngày, dùng 15-60 phút trước khi ăn.

Cây long đởm vàng.

Phấn hoa

Được phát hiện vào đầu những năm 1970 sau khi một số vận động viên cảm thấy được “tăng lực” sau khi sử dụng phấn hoa. Phấn hoa có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý gồm 22 loại acid amin, 18 loại vitamin (B1, B2, B5, B6, C, D, E, H…), 11 loại men thiên nhiên, 27 nguyên tố vi lượng (Cu, Fe, Mg, Kẽm…) và nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe con người. Phấn hoa có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau ví dụ như dạng viên nén, viên nang, dạng bột, hòa vào nước. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp khi sử dụng phấn hoa là tình trạng dị ứng. Để khắc phục tình trạng dị ứng có thể xảy ra khi sử dụng phấn hoa, nhất là cho trẻ em, các nhà sản xuất dược phẩm bào chế phấn hoa dưới dạng dịch chiết tiêu chuẩn hóa, vẫn duy trì được hoàn toàn các dưỡng chất mà không còn nguy cơ dị ứng khi sử dụng.

Mầm lúa mì

Các nước châu Âu thường dùng lúa mì để nấu cháo nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng, đồng thời lúa mì cũng là một nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời đặc biệt là các vitamin B1, folate, vitamin B6 và niacin. Ngoài ra nó cũng chứa một lượng lớn các chất khoáng cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ.

Trên đây là 5 loại dược liệu thường được sử dụng trong các công thức chữa biếng ăn tại châu Âu. Một công thức kết hợp cả 5 loại dược liệu trên không chỉ giúp kích thích cảm giác ăn ngon miệng, ăn khỏe, tiêu hóa và hấp thu tốt, nó còn giúp bồi bổ cơ thể hoàn hảo bằng dinh dưỡng tự nhiên. Khi sử dụng cho trẻ nhỏ, các loại dược trên phải đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất trong lựa chọn nguyên liệu như không được có dư lượng kim loại nặng, chất bảo vệ thực vật, thực vật biến đổi gen…, nhà máy sản xuất phải đảm bảo GMP. Ngoài ra, việc bào chế dưới dạng siro cho trẻ em để tăng tính tiện dụng đòi hỏi phải có một hương vị thực sự dễ uống cho trẻ.

DS. Tâm Minh

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/thao-duoc-nao-tri-bieng-an-n134925.html