Thái tử mới Saudi Arabia muốn trừng phạt 'lây' Thổ

Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào tình trạng bị trừng phạt kinh tế vì can thiệp vào việc cô lập Qatar.

Trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ là điều mà tân Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cương quyết đòi áp đặt thay vì quan điểm của Riyadh là dần chấp nhận Ankara.

Thái tử trẻ tuổi của Saudi Arabia vốn có quan điểm đối ngoại cứng rắn, là nhà cải cách quyết liệt và có tầm ảnh hưởng nhất quốc gia này từ sau khi cha của ông lên ngôi vào năm 2015.

Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Tư tưởng quyết liệt của Tân Thái tử Arabia Saudi được đặt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Qatar sẽ có thể ảnh hưởng lớn tới quyết định của quốc gia này trong việc tiếp tục đẩy các mâu thuẫn lên cao bằng việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Không chỉ có tân Thái tử Saudi Arabia có quan điểm này. Thái tử Abu Dhabi Mohammed bin Zayed của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng đã thảo luận các biện pháp trừng phạt này trong chuyến thăm Cairo hồi tuần trước.

Nguồn tin từ Ai Cập cho biết: "Chúng ta sẽ sớm chứng kiến các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc mà các nước vùng Vịnh áp đặt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt Saudi Arabia sẽ giáng một cú đòn nặng nề nhất vào Ankara".

3 trong số 4 quốc gia đầu tiên tuyên bố cô lập Qatar đều có quan điểm sẽ tiếp tục trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ thay vì chọn Ankara là bên trung gian hòa giải sau hàng loạt các động thái ủng hộ nghiêng hắn về phía Doha.

Theo nguồn tin từ Ai Cập, ban đầu, các nước Arab và vùng Vịnh từng nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ủng hộ mạnh mẽ Qatar trong cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay vì không muốn chọc giận Saudi Arabia, quốc gia cũng là đồng minh của Ankara.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng gay gắt và các quốc gia trên thế giới cùng bày tỏ hạ nhiệt ở vùng Vịnh trong đó có cả Mỹ cũng như động thái tập trận Hải quân của Hoa Kỳ ở Qatar dường như đã khiến các quốc gia muốn cô lập Qatar muốn từ bỏ ý định. Song phản ứng từ phía Quốc vương Saudi Arabia khi cho con trai mình lên làm Thái tử đã khiến tình hình không như dự đoán. Tân Thái tử Saudi Arabia có quan điểm cứng rắn hơn.

Do vậy, một tương lai mà Ankara không mong chờ nhất dường như sắp được hình thành.

Thổ Nhĩ Kỳ đã thẳng thắn ủng hộ Qatar ngay khi cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh nổ ra. Sau khi gần 10 quốc gia cô lập Doha đưa ra bản yêu sách 13 điểm đòi hỏi Doha phải thực hiện trước khi ngồi vào bàn đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia đầu tiên khẳng định sẽ không đóng cửa căn cứ quân sự của nước này ở Qatar.

Phản ứng mạnh mẽ từ Ankara đã khiến quốc gia này trở thành nguy cơ là quốc gia thứ 2 hứng chịu sự cô lập của các quốc gia Arabia.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, bất chấp các nỗ lực bằng tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara chỉ đang "nói miệng". UAE mới là quốc gia đứng đầu trong danh sách đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar chỉ xếp thứ 2 nhưng Ankara đặt cược vào Qatar chỉ vì họ đã giúp đỡ ông trong cuộc đảo chính bất thành xảy ra vào tháng 7/2016.

Do vậy, Ankara nhiều khả năng sẽ cân bằng lại các phản ứng với Qatar và phe các nước cô lập để tránh một cuộc trừng phạt mới đối với mình.

Ankara không hết lòng vì Qatar?

Trong một diễn biến có liên quan, ngày 25/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã hối thúc Qatar và các quốc gia Arab chấm dứt quan hệ ngoại giao với Doha nên "ngồi lại với nhau" để nỗ lực đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay.

Washington tin rằng các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ mạnh hơn khi họ cùng nhau làm việc để hướng tới một mục tiêu mà tất cả các bên thống nhất là chấm dứt chủ nghĩa khủng bố cũng như chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc hạn chế các cuộc "khẩu chiến" cũng sẽ giúp giảm căng thẳng, đồng thời cho biết Mỹ sẽ duy trì các cuộc tiếp xúc với tất cả các nước liên quan.

Ngọc Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/thai-tu-moi-saudi-arabia-muon-trung-phat-lay-tho-3338005/