Thai nhi tuần thứ 25 phát triển ra sao

Trong tuần 25 này, thai nhi có những phát triển tốt trong bụng mẹ. Còn đối với các mẹ bầu trong tuần này sẽ có nhiều thay đổi lớn cần được quan tâm chăm sóc.

1. Sự phát triển của thai nhi trong tuần 25

Ảnh minh họa.

Thai nhi được 25 tuần tuổi, chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân. Bé sẽ ít co người lại mà sẽ duỗi ra nhiều hơn. Chiều dài trung bình của em bé ở tuần này là 34,6cm. Em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn, và đang đầy đặn dần lên.

Mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ. Mắt của bé sẽ có nhiều thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần, nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.

2. Những thay đổi quan trọng đối với các bà bầu

Ảnh minh họa.

Khoảng thời gian này, huyết áp có thể tăng nhẹ, mặc dù vậy, vẫn có thể thấp hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu thai kỳ, và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.

Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Các bà bầu sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh khu vực đó. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm.

Mẹ bầu cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật. Đó là một rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu, xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn. Biểu hiện hay gặp phải như bị sưng mặt, sưng quanh mắt, đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức.

Những thay đổi về tâm lý của mẹ bầu trong tuần 25

Trong khoảng thời gian này, các mẹ bầu có thể sẽ dễ bị kích động. Bạn cũng nên suy nghĩ những thay đổi giữa mối quan hệ của bạn với chồng khi hai người bắt đầu có con. Nếu bạn đã có con, việc tái định hình này sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Đúng là, sẽ có những thay đổi trong mối quan hệ của hai người, nhưng những thay đổi đó là cần thiết. Làm bố làm mẹ thực sự là những trọng tráchb quan trọng. Chính vì vậy, để trở thành những ông bố bà mẹ tốt cho con mình, các bạn phải biết học cách thay đổi.

Huyền Trang (t/h)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/thai-nhi-tuan-thu-25-phat-trien-ra-sao-d123398.html