Tên lửa bờ Utes tái xuất ở Crimea, NATO hãy coi chừng

Nga đã bất ngờ khôi phục hoạt động của hai hệ thống tên lừa bờ biển Utes tại bán đảo Crimea nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ tại khu vực này.

RIA Novosti dẫn nguồn tin cơ quan thực thi pháp luật Crimea cho hay, hai hệ thống tên lửa bờ biển Utes tại Crimea đã được khôi phục và bắn thử thành công tên lửa hành trình chống hạm P-35. Nguồn ảnh: Bastion

RIA Novosti dẫn nguồn tin cơ quan thực thi pháp luật Crimea cho hay, hai hệ thống tên lửa bờ biển Utes tại Crimea đã được khôi phục và bắn thử thành công tên lửa hành trình chống hạm P-35. Nguồn ảnh: Bastion

“Nó đã được chấp nhận trực chiến, hệ thống tên lửa bờ biển Utes được bố trí ở Crimea dưới thời Liên Xô. Để khẳng định sự sẵn sàng hoạt động của hệ thống này, trong khuôn khổ của một kiểm tra bất ngờ đã thực hiện phóng tên lửa hành trình P-35 thành công", - một nguồn tin cho biết. Theo đó, trong thành phần của hạm đội Biển Đen hiện nay có hai tổ hợp tên lửa bờ Utes, mỗi tổ hợp có 2 cụm ống phóng container đặt trên bờ biển. Nguồn ảnh: Bastion

Utes là tên gọi của tổ hợp tên lửa chiến thuật chống tàu phòng thủ bờ biển được phát triển trên cơ sở tên lửa chống tàu P-35 và tổ hợp phòng thủ bờ biển cơ động Redut tại nhà máy nghiên cứ-chế tạo máy thống nhất OKB-52 (CDBMB) dưới sự chỉ đạo của viện sĩ V.M. Chelomey. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là Sotka, Object 100. Nguồn ảnh: Bastion

Tổ hợp tên lửa bờ Utes được đưa vào trang bị bởi quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 28/4/1973. Thành phần của tổ hợp này gồm có: Hệ thống radar ngắm bắn mục tiêu bờ biển MRSTS-1 (Uspekh-U); hệ thống radar nhận diện mục tiêu Parol; hệ thống điều khiển; bệ phóng; tên lửa P-35; thiết bị mặt đất. Hệ thống điều khiển Utes được chế tạo tại viện nghiên cứu thiết bị điện tử NYY-303, động cơ turbin phản lực của đạn tên lửa được phát triển tại tổ hợp khoa học - kỹ thuật hàng không OKB-300. Nguồn ảnh: Bastion

Các giải pháp kỹ thuật cơ bản trên tổ hợp Utes khác biệt đáng kể so với tổ hợp trực chiến trước đó Strela, các bệ phóng được triển khai theo chiều ngang của hầm ngầm. Đối với Utes, lắp đặt 2 container tự xoay khối lượng hơn 30 tấn, bố trí trong các hầm sâu 20 m. Trước khi phóng, tên lửa sẽ được đưa lên độ cao 6 m so với mặt đất, các container với tên lửa nâng lên một góc 15 °. Nguồn ảnh: Bastion

Tất cả bộ phận quan trọng được đặt trong hầm ngầm gia cố kết cấu bê tông. Trong đó diễn ra tất cả các quá trình kiểm tra và nạp đạn tên lửa. Ảnh: Hai cửa hầm ngầm chứa bệ phóng tên lửa P-35B. Nguồn ảnh: Bastion

Ngày 16/9/1964, công trình chứa Utes bắt đầu được công binh Hạm đội Biển Đen xây dựng. Các công nhân xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đại úy A. Klimov cùng với đội ngũ của tiểu đoàn số 2 bắt tay vào công việc. Trước đó, các tổ hợp cũ đã được dỡ bỏ hoàn toàn. Các tên lửa ở vị trí ngang với cánh gấp lại được bảo quản trên những xe đẩy với bộ phận khởi động và sau quá trình chuẩn bị phóng và nạp nhiên liệu lỏng, tên lửa sắn sàng phóng đi. Các container chứa ống phóng được nâng lên từ dưới hầm ngầm cho phép nhanh chóng nạp tên lửa mới sau khi phóng. Nguồn ảnh: Bastion

Công việc thử nghiệm độc lập thiết bị mặt đất bắt đầu vào giữa năm 1968 và kéo dài hơn hai năm. Ngày 28/5/1971 đầu tiên bắn thử tên lửa P-35 tới một khoảng cách gần 200 km. Công việc xây dựng ở tiểu đoàn đầu tiên hoàn thành ngày 25/2/1972, tổ chức bắn mục tiêu thành công vào ngày 17/4 năm sau ở khoảng cách 217 km. Ngày 28/4/1973, cả hai đơn vị tên lửa bờ Utes thuộc Hạm đội Biển Đen đi vào trực chiến. Trong hai năm 1978- 1983 đã được thực hiện 33 lần phóng, trong đó thành công 30 lần. Nguồn ảnh: Bastion

Công việc tái trang bị cho trung đoàn tên lửa bờ biển độc lập 616, đơn vị của của Hạm đội Biển Bắc trên đảo Kildin được hoàn thành vào năm 1976 và năm 1983. Các giá phóng của hệ thống được đặt trong các hầm ngầm. Bệ phóng nhìn chung tương tự như "một nửa" tàu tuần dương tên lửa đề án 56 (các tàu Groznui, Admiral Golovko) – tuy nhiên thay vì 4 ống phóng thì nay chỉ có 2. Nguồn ảnh: Bastion

Tên lửa hành trình được chuyển tới bệ phóng trong đường đường hầm bằng đường ray - định hướng trên các giá đặc biệt dùng động cơ điện. Bệ được bảo vệ bởi nắp thép dày mà lúc chuẩn bị phóng sẽ chuyển sang một bên. Trong vòng vài phút, công trình khổng lồ với các bệ phóng xuất hiện trên mặt đất và sẵn sàng tấn công với hai quả tên lửa cùng lúc. Nguồn ảnh: Bastion

Từ năm 1982, tổ hợp đã được hiện đại hóa bằng tên lửa mới 3M44 Progress. Công việc sản xuất tên lửa dùng cho tổ hợp tên lửa bờ diễn ra từ 1982-1987. Nguồn ảnh: Bastion

Nhờ tầm bắn xa, tổ hợp tên lửa bờ Utes khi được chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài có thể bao quát bờ biển vài trăm km. Với đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn hạt nhân (350 kt) cho phép vô hiệu hóa bất cứ tàu chiến lớp nào. Nguồn ảnh: Bastion

Sau khi Liên Xô (tan rã), Crimea thuộc về một phần của Ukraine, năm 1996, hệ thống tên lửa bờ Utes đã được chuyển giao cho Hải quân Ukraine. Tuy nhiên, sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền Ukraine đã khiến cho nhiều trang bị của Utes bị đánh cắp vào đầu năm 2000. Ảnh: Sự hoang tàn của căn cứ tên lửa Utes thời Ukraine quản lý. Nguồn ảnh: Bastion

Năm 2002, tiểu đoàn tên lửa bờ Utess bị giải tán, năm 2003-2004 tất cả các trang bị cắt thành kim loại. Một tiểu đoàn còn lại đã được giữ lại nguyên vẹn một cách bất ngờ. Năm 2009, Hải quân Ukraine đã cố gắng để khôi phục lại nó nhưng không thành công. Nguồn ảnh: Bastion

Sau khi Crimea được sáp nhập vào Liên bang Nga, tổ hợp tên lửa bờ biển Utes lẫy lừng một thời đã được khôi phục khả năng tác chiến. Tổ hợp vẫn được trang bị tên lửa hành trình P-35B có tầm bắn 270km và có thể là cả 3M44 Progress tầm 460km. Nguồn ảnh: Bastion

Thư Hoàn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-bo-utes-tai-xuat-o-crimea-nato-hay-coi-chung-786097.html