Tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam trên Báo Trung Quốc

(Phunutoday) - Hôm qua trên trang mili.cn.yahoo.com của Trung Quốc có đăng ảnh và giới thiệu về các loại tàu chiến Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tờ báo này có đưa ra ít nhất là 6 loại tàu chiến chủ yếu có trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Dưới đây là phần trích của bài viết: Hiện nay Hải quân Việt Nam có khoảng 50 chiến hạm lớn nhỏ các loại, đa số các chiến hạm này có xuất xứ từ Liên Xô cũ và một phần là do chế độ cũ bỏ lại khi chiến tranh kết thúc. Các loại tàu chiến và chiến hạm này có thể chia ít nhất làm 5 loại cụ thể như sau: 1.Chiến hạm lớp Petya II – III 2.Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500 3. Tàu tên lửa Tarantul I 4. Tàu tên lửa lớp Osa-II 5. Tàu phóng lôi lớp Turya 6. Khu trục hạm Gepard Trên đây là 6 chủng loại chiến hạm chủ yếu, bên cạnh đó Hải quân Việt Nam còn hàng nghìn các loại tàu chiến, canô, phương tiện chiến đấu khác nữa. Trong số 6 chủng loại tàu chiến chủ yếu của Việt Nam thì 2 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thể coi là hiện đại nhất mà Việt Nam đang sở hữu. Nhưng tờ báo này cũng cho biết: Việt Nam là đất nước có vùng biển rộng lớn nên số lượng tàu chiến và chiến hạm như trên là quá nhỏ bé, bên cạnh đó các chiến hạm đã có thời gian phục vụ quá dài trong quân đội, vì vậy Hải quân Việt Nam cần bổ xung thêm nhiều chiến hạm mới, hiện đại hơn nữa nhằm thích ứng với tình hình chiến tranh hiện đại…… Dưới đây là hình ảnh các chiến hạm của Hải quân Việt Nam trên báo Trung Quốc: Tàu phóng lôi lớp Turya Độ giãn nước: 250 tấn Kích thước: 39.6 x 7.6 x 2 mét Kích thước: 39.6 x 9.6 x 4 mét Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 15,000 bhp, 37 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 26 Sonar: Rat Tail dipping Vũ khí: 1 tháp pháo gắn súng 2 nòng 57mm/70cal AA, 1 súng 2 nòng 25 mm, 4 ống phóng ngư lôi 21 inch Nguồn gốc: Liên Xô sản xuất giao năm 1984. Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia, (ảnh mili.cn.yahoo) Tàu phóng lôi lớp Turya (ảnh mili.cn.yahoo) Tàu tuần tiễu lớp Petya-III Độ giãn nước: 1,040 tấn Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 92 Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search Sonar: Titan hull mounted MF EW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11. (ảnh mili.cn.yahoo) Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500 Độ giãn nước: 517 tấn Kích thước: 62 x 11 x 2.5 mét/203.4 x 36 x 8.2 feet Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 waterjets, 19,600 bhp, 32 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 28 Radar: Positiv-E/Cross Dome air/surf search EW: 2 PK-16 decoy Vũ khí: 8 hỏa tiễn Kh-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm, 2 súng 12.7 mm MG Nguồn gốc: Nga thiết kế, được đóng tại Việt Nam, (ảnh mili.cn.yahoo) Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa, (ảnh mili.cn.yahoo) Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội. (ảnh mili.cn.yahoo) Tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg - Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9. - 12 tên lửa phòng không Igla-1M; - 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km - Hai pháo phòng không 30mm AK-630M. (ảnh mili.cn.yahoo) Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao . (ảnh mili.cn.yahoo) Chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorki của Nga đóng theo hợp đồng đã ký với Hải quân Việt Nam chế tạo 02 tàu chiến quân sự Gepard 3.9 vào tháng 12/2006. (ảnh:Itartass) “Đinh Tiên Hoàng” của Việt Nam có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E, Đinh Tiên Hoàng” có thể được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-MA với cơ số tên lửa là 20 quả Vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp. Để chống ngầm trên tàu lắp đặt 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng, còn để chống ngư lôi tàu trang bị 1 thiết bị thả bom phản lực RBU-6000, trạm thủy âm loại MGK-335. Tàu còn có 1 sân đỗ cho một trực thăng Ка-27, Ka-28, Ка-31 (ảnh mili.cn.yahoo) Tàu Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng là 02 tàu chiến quân sự Gepard 3.9 của Việt Nam đều được Nga giao hàng vào năm nay, (ảnh mili.cn.yahoo) Phú nguyễn( Theo mili.cn.yahoo.com, vietnamdefence. Wki)

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201109/Tau-chien-hien-dai-cua-Hai-quan-Viet-Nam-tren-Bao-Trung-Quoc-2096590/