Tàu chiến Anh không thể chống hạm

Tờ Telegraph dẫn nguồn tin Hải quân Anh cho biết, trong thời gian tới, chiến hạm nước này có thể sẽ chỉ để làm cảnh vì không có tên lửa chống hạm.

Kể từ năm 2018, đội tàu Hải quân Anh trong cuộc chiến thực sự chỉ có thể dựa vào mỗi pháo hạm, bởi vì tên lửa chống tàu Harpoon bị loại bỏ khỏi danh mục vũ khí, còn phương tiện thay thế nó xuất hiện không sớm hơn sau 10 năm, tờ Telegraph cho biết.

Cũng có tin tức rằng, tên lửa Sea Skua phóng từ máy bay trực thăng sẽ ngừng hoạt động vào năm tới, còn loại tên lửa mới sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020.

Trước viễn cảnh này, một cựu sĩ quan cao cấp của Hải quân Anh nói rằng, quyết định này có thể tước đi cơ hội đối đầu bình đẳng của tàu chiến nước này đối với chiến hạm của Nga hoặc Trung Quốc.

Khu trục hạm Type 45 trong một lần phải lai dắt về cảng.

Chuẩn Đô đốc Chris Perry cho rằng: hành động của chính phủ là vô trách nhiệm, và nhận xét tàu chiến Anh chỉ "phù hợp cho diễu hành, chứ không thể để chiến đấu", vị đô đốc này nhận định.

Ngoài viễn cảnh không có tên lửa, dàn chiến hạm mạnh nhất của Anh thuộc Type 45 còn đang đối mặt với nguy cơ bị chết máy bất cứ lúc nào khi tác chiến tại những vùng biển có nước ấm. Nguy cơ này đã được chính người Anh thừa nhận.

Trang IBT (Anh) cho rằng, những chiến hạm Type 45 của nước này đang hoạt động tại Trung Đông có thể trở thành mồi ngon cho đối phương bởi nó không thể hoạt động trong môi trường có nhiệt độ ấm tại đây.

Các nhà thầu khẳng định, Bộ Quốc phòng Anh không thông báo cho họ biết tàu chiến nặng 8.000 tấn sẽ hoạt động trong một thời gian dài ở vùng biển nóng. Hậu quả, 6 tàu chiến đột ngột chết máy giữa biển khiến các thủy thủ trôi dạt nhiều giờ giữa đêm tối.

Thông tin này đang khiến Anh lo ngại hệ thống tàu chiến chủ lực hiện đang đang dần trở thành vô dụng. Đã có những cảnh báo cho biết Hải quân Anh có thể nhanh chóng chịu thiệt hại lớn khi tàu chiến được triển khai gần khu vực chiến sự ở Trung Đông.

Có 4 tàu tên lửa dẫn đường Type 45 hiện đang ở vùng biển Trung Đông, một chiếc hoạt động bên ngoài châu Âu và những chiếc còn lại đồn trú trong vùng biển của nước Anh.

Hải quân Anh cho biết, mỗi chiếc tàu Type 45 được trang bị 2 động cơ do tập đoàn Rolls Royce sản xuất, có hệ thống làm mát để thu hồi nhiệt năng và tái tạo năng lượng.

Tuy nhiên, lỗ hổng thiết kế làm động cơ yếu dần trong vùng biển nóng và nó không thể phát đủ năng lượng. Hệ thống điều khiển không nhận ra điều này khiến toàn bộ thiết bị điện tử ngừng hoạt động. Và vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu loạt tàu này đang tác chiến lại bỗng dưng chết máy.

Clip chiến hạm Type 45 phóng tên lửa Aster-30

Tuấn Hưng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-chien-anh-khong-the-chong-ham-3323162/