Tân Cảng Sài Gòn

Tham khảo:

Tổng công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) là doanh nghiệp quân đội hoạt động chủ yếu trong 2 lĩnh vực chính là khai thác cảng biển và logistics. Với lợi thế hệ thống Cảng biển trải dài khắp cả nước cùng hoạt động kinh doanh dịch vụ trọn gói tại chỗ, Tân Cảng Sài Gòn hiện là doanh nghiệp cảng biển đứng đầu toàn ngành và nằm trong top 34 Cảng Container lớn nhất thế giới.

Theo công bố của ông Trần Khánh Hoàng, phó tổng giám đốc doanh nghiệp này cho biết nhân viên công ty này nhận 17 tháng lương trong năm 2012. Đây là mức lương, thưởng “khủng” trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay

Thông tin khái quát

Ban lãnh đạo Tổng Công ty

Tân Cảng Sài Gòn là tổng công ty nhà nước do Bộ Quốc Phòng nắm 100% vốn. Chủ tịch Hội đồng thành viên là Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải Quân.

Phó Chủ tịch kiêm TGĐ là Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm .

Cơ cấu tổ chức

Tân Cảng Sài Gòn gồm 2 xí nghiệp trực thuộc và 25 công ty thành viên.

Sản lượng qua các năm

Thị phần năm 2011

Tân Cảng Sài Gòn chiếm gần 50% thị phần Container:Tân Cảng Sài Gòn hoạt động kinh doanh trong 2 lĩnh vực chủ yếu là khai thác cảng biển và logistics. Trong đó thị phần container xuất nhập khẩu của Công ty chiếm 85% khu vực phía nam và trên 46% thị phần của cả nước.

SNP được xếp trong top 34 Cảng Container lớn nhất thế giới tính theo sản lượng xếp dỡ tại cảng. Hiện nay Tân Cảng Sài Gòn có mặt tại tất cả trung tâm kinh tế năng động của Việt Nam như: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hà Nội, Đà Nẵng và hoạt động khép kín ở tất cả các lĩnh vực của ngành.

Các đối thủ chính

VICT: được đầu tư và khai thác bởi công ty liên doanh Phát triển tiếp vận số 1 (FLDC) đi vào khai thác từ năm 1998. Hai cổ đông của công ty gồm: Tổng công ty đường sông Miền Nam (SOWATCO) và Công ty Mitorient (Nhật Bản)

SPCT : Cảng Container Trung tâm Sài Gòn là dự án cảng liên doanh nước ngoài tại Việt Nam.

SP-PSA: Công ty Cảng quốc tế SP-PSA là công ty liên doanh giữa Cảng Sài Gòn, Tổng Công ty hàng hải
Việt Nam và PSA Việt Nam (công ty trực thuộc PSA Quốc tế).

SITV: Cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam- là thành viên của tập đoàn Hutchison Port Holding (HPH). Cảng ngày đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2010.

CMIT: Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép được thành lập năm 2008 trên cơ sở liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và APM Terminals- nhà khai thác cảng Container Đan Mạch.

Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất qua các năm:

Với lợi thế từ mạng lưới cảng trải dài khắp cả nước và hệ thống các công ty con nằm trong chuỗi dịch vụ gia tăng ngành vận tải biển như hoa tiêu, lai dắt, cảng mở,.. Tân Cảng Sài Gòn hiện là doanh nghiệp đứng đầu toàn ngành logistics.

Doanh thu năm 2012 của SNP đạt 6.400 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2011. Trong 6 năm từ 2005-2011, Tân Cảng Sài Gòn đạt tổng sản lượng 15 triệu teus, doanh thu gần 23.000 tỷ đồng, lợi nhuận 5.000 tỷ và nộp ngân sách 1.700 tỷ đồng.

Trong năm 2011, doanh nghiệp này cũng là cảng đầu tiên của cả nước đạt sản lượng thông qua đạt 3 triệu teus (40 triệu tấn), tăng 7, 2% so với nam 2010. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 20-25%.

Tân Cảng Sài Gòn cũng là một trong những doanh nghiệp quân đội có mức lương và đãi ngộ nhân viên khá tốt. Lương của nhân viên này đạt 18 triệu đồng trong 2 năm 2010, 2012, năm 2011 lương nhân viên tổng công ty này đạt mức khủng 19,5 triệu đồng. Theo thông tin từ Phó tổng giám đốc SNP, năm 2012 thu nhập của cán bộ nhân viên công ty đạt 17 tháng lương.

Các mốc sự kiện quan trọng:

- Ngày 15/03/1989: Công ty được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Quân chủng Hải quân- Bộ quốc phòng.

- Năm 1992: Công ty bắt đầu làm hàng container tại cảng Tân Cảng

- Năm 2000: Công ty thành lập Công ty TNHH MTV ICD Tân Cảng- Sóng Thần và xí nghiệp xây dựng công trình Tân Cảng.

- Năm 2006: Doanh nghiệp chuyển đổi thành mô hình Công ty mẹ- Công ty con

Cảng Tân Cảng - Cát Lái

CẢNG TÂN CẢNG - CÁT LÁI là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Cảng Cát Lái được nối với Quốc lộ 1, Xa lộ Vành đai trong, Xa lộ Vành đai ngoài, Xa lộ HCM – Long Thành – Dầu Giây bằng đường Liên Tỉnh Lộ 25 với tải trọng H30 trên toàn tuyến. Bằng các xa lộ này, hàng hóa được lưu thông từ Cảng Cát Lái đến các vùng kinh tế trọng điểm của các Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Thế mạnh từ vận tải biển

SNP sở hữu cảng Tân Cảng- Cát Lái là cảng container hiện đại và lớn nhất Việt Nam với các trang thiết bị xếp dỡ tại cầu tàu, bến bãi cùng hệ thống quản lý khai thác hiện đại ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cảng biển này có tổng diện tích trên 100 ha, bến cập tàu, chiều dài cầu tàu 1424m được trang bị 18 cẩu bờ hiện đại Panamax. SNP còn đầu tư xây dựng cảng nước sâu Tân Cảng- Cái Mép (TCCT) và liên doanh liên kết với các hãng tàu lớn trên thế giới MOL (Nhật), Hanjin (Hàn Quốc), Wanhai (Đài Loan), cảng Container Quốc tế Tân Cảng- Cái Mép (TCIT) tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đây là một trong những cảng nước sâu đầu tiên của Việt Nam có thể đón nhận những tàu tải trọng lớn đi trực tiếp sang Mỹ và Châu Âu. Hai cảng này có vị trí liền kề nhau tạo lợi thế lớn về chiều dài cầu cảng và thời gian giải phóng hàng.

http://cafebiz.vn/nhan-vat/vi-dai-ta-lam-nen-thuong-hieu-cang-container-hien-dai-lon-nhat-viet-nam-20111215021022830ca48.chn

http://giaothongvantai.com.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/201210/Tan-Cang-Sai-Gon-Thuong-hieu-cang-dan-dau-129407/

http://www.saigonnewport.com.vn/Pages/ViewNews.aspx?nid=1376&sn =

Nguồn CafeF: http://biz.cafef.vn/ho-so-doanh-nhan/tan-cang-sai-gon-20130128120631960ca105.chn