Tam giác Âu, Á, Trung Đông đón chấn động chính trị mới từ Trump

Chiến thắng của ông Donald Trump năm 2016 rõ ràng là sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị toàn cầu trong năm 2017, theo các chuyên gia của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai. Các chuyên gia cũng chỉ ra ba xu hướng sẽ định hình năm 2017.

Ngày 20/1 tới, ông Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ - điều hứa hẹn mở ra những chấn động mới trong chính trường thế giới.

Trước đó, việc ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016 đã đảo ngược “đèn xanh: đối với các đối tác và đồng minh của Mỹ ở châu Âu, Trung Đông và châu Á. Hiện tại, chiến thắng của ông Trump chắc chắn sẽ có nhiều tác động đến xu hướng toàn cầu trong năm 2017, các chuyên gia Câu lạc bộ Valdai nói với RIA Novosti.

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump. (Nguồn: AFP)

Phe bảo thủ lên ngôi

Theo các chuyên gia, xu hướng đầu tiên dễ thấy nhất là sự xuất hiện của lực lượng bảo thủ trong bối cảnh đang có hàng loạt thay đổi trong hoàn cảnh chính trị tại Mỹ và EU.

Đối thủ chính của phe bảo thủ - các tầng lớp tân tự do - đang liên tục suy giảm ảnh hưởng. Oleg Barabanov, người đứng đầu khoa nghiên cứu Chính trị EU thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc MGIMO cho rằng cuộc bầu cử của ông Trump có thể tạo ra một hiệu ứng domino mạnh mẽ ở châu Âu – điều sẽ dẫn đến thắng lợi của các đảng chính trị cánh hữu.

Theo Barabanov, cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017có thể hoàn toàn thay đổi chính sách của EU nếu ứng cử viên đảng Cộng hòa Pháp Francois Fillon hoặc Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia (FN) Marine Le Pen vượt lên dẫn đầu.

Trong trường hợp liên minh cánh hữu giành chiến thắng thì liên minh Pháp-Đức do Angela Merkel và Francois Hollande có thể bị suy yếu đáng kể. "Pháp sẽ sẵn sàng để đảm nhận vai trò của một nhà phê bình các chính sách của Đức trong EU," Barabanov gợi ý thêm rằng kết quả này cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới ở Đức, làm giảm cơ hội giành chiến thắng của đảng của bà Merkel CDU (Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo).

Về phần mình, Fyodor Lukyanov, một trong những thành viên cấp cao của Câu lạc bộ Valdai, cho rằng việc nền chính trị của Đức, Pháp và Hà Lan sẽ tái kết hợp và thích ứng với sự thay đổi liên tục để bảo vệ quyền lực.

"Mục tiêu của nhóm này là giành được quyền kiểm soát đối với các lực lượng khác biệt và đáp ứng được nhu cầu của công chúng", Lukyanov nói với RIA Novosti.

Chuyên gia này nhấn mạnh rằng Brexit sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm sự rạn nứt trong Liên minh châu Âu. Các cuộc khủng hoảng người tị nạn, Anh rút khỏi khối và sự trì trệ kinh tế sẽ tiếp tục phá vỡ trụ cột của sự đoàn kết EU trong năm 2017.

Chuyển động tiềm tàng về Trung Đông

Xu hướng thứ hai là khả năng thay đổi trong chính sách đối ngoại Trung Đông của Mỹ. Theo Dmitry Suslov, Giảng viên cấp cao tại Khoa Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế của ĐH Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Nga, có thể chính quyền Trump sẽ chấm dứt chính sách của sự thay đổi chế độ của Mỹ tại Syria cũng như các nước khác và tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố.

"Phương pháp tiếp cận này của Nga và Mỹ sẽ hoàn toàn trùng nhau, điều khiến [tiềm năng] hợp tác sẽ hiệu quả hơn, tuy nhiên, cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump về phía Hồi giáo cực đoan sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Ả Rập, và hiện vẫn còn chưa rõ ràng phản ứng của chính quyền Mỹ đối với những diễn biến này "Suslov nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Lukyanov cho rằng khả năng thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ không chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria. Mặc dù Washington và các đồng minh chưa thể lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cuộc xung đột Syria là chưa thể được giải quyết ngay, các chuyên gia đã chỉ ra.

Theo Lukyanov, hiện tại có thể mong đợi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Moscow và Washington ở Syria trong cuộc chiến chống khủng bố trên chiến trường. Tuy nhiên, sự thiếu tin tưởng giữa Lầu Năm Góc và quân đội Nga không nên bị bỏ qua, chuyên gia này cảnh báo.

Định hình lại chiến lược đối ngoại của Mỹ

Xu hướng thứ ba được các chuyên gia Valdai đưa ra là việc định hình lại chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ.

Theo Suslov, chính quyền Trump có thể áp dụng một chính sách đối ngoại "thực dụng". Tuy nhiên, sự "thực dụng" Washington sẽ không ngăn Mỹ có những xung đột tiềm tàng với Iran và Trung Quốc, ông lưu ý.

"Sự thù địch chung của Washington đối với Iran nhiều khả năng có thể gia tăng từ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Cộng hòa và Israel," Suslov đã viết trong một bài bình luận trên ValdaiClub.com.

Mặt khác, "Tổng thống Trump, nhiều nhà lãnh đạo các nhóm chính sách đối ngoại của ông và các chính trị gia thực tế khác trong đảng Cộng hòa coi Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới nói chung", các chuyên gia nói thêm.

Suslov tin rằng Trump sẽ tiếp tục phản đối Trung Quốc như những gì chính quyền Reagan phản ứng với USSR trong những năm 1980: họ có thể gia tăng áp lực chính trị, kinh tế và quân sự với Trung Quốc nhằm buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ.

"Tuy nhiên, vấn đề là các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đang phát triển một mô hình hoàn toàn khác với Liên Xô trong những năm 1980 ... Sự đáp trả của Trung Quốc sẽ bị hạn chế, tuy nhiên rất cứng rắn, điều dẫn đến sự gia tăng đối đầu nói chung và phân chia địa chính trị trong khu vực "Suslov cũng cho biết trong bài bình luận tháng 12 của ông.

(Theo Sputnik)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/tam-giac-au-a-trung-dong-don-chan-dong-chinh-tri-moi-tu-trump-226235.html