Tale Of Scheherazade: Gây tranh cãi nhưng "cháy vé"

Kể từ khi được công chiếu vào ngày 24/6 cho tới nay tại thủ đô Cairo, phim Tale Of Scheherazade đã thu về 6 triệu bảng Ai Cập (hơn 1 triệu USD), con số rất lớn so với mặt bằng chung ở đây.

Điều đáng nói là bộ phim này đang phải gánh chịu búa rìu của dư luận vì đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm ở một đất nước Hồi giáo: vị thế của phụ nữ, sex và bạo lực gia đình. Sụp đổ một thần tượng Phim đề cập đến quyền của phụ nữ, những mơ ước và sức chịu đựng của họ - các vấn đề khó nói trong một thế giới mà đàn ông là “những công dân số một”. Tale Of Scheherazade đã bị nhiều cư dân mạng chỉ trích gay gắt, chủ yếu nhắm vào nữ diễn viên Mona Zaki, người thủ vai chính Younis và là biểu tượng của “phim sạch”. Sự chỉ trích được dấy lên khi người ta phát đoạn quảng cáo phim chiếu hình ảnh nhân vật của Zaki được chồng hôn vào cổ. Nữ diễn viên Mona Zaki Rất đông cư dân mạng đã thể hiện sự bất bình. Mohammed Adel bày tỏ trên trang Facebook: “Chúng tôi ngưỡng mộ Mona Zaki, tài năng nghệ thuật, sự kín đáo nơi nữ diễn viên này và thái độ tôn trọng của cô ấy dành cho khán giả. Zaki là khuôn mẫu của “điện ảnh sạch”, chính vì vậy mà chúng tôi vô cùng thất vọng và tức giận khi nhìn thấy cảnh đó, bởi vì khán giả vô cùng yêu quý Zaki”. Còn Mahmoud Amer viết: “Chúng tôi đã mất cô, Zaki”. Trước làn sóng phản ứng dữ dội, nhà phê bình điện ảnh Magda Khirallah đáp trả: “Zaki là một nữ diễn viên chứ không phải thánh sống”. Còn Ahmed Helmy, chồng của Zaki đồng thời cũng là một diễn viên, đã phải gọi điện thoại đến The House Is Yours, một chương trình trò chuyện trên truyền hình vào giờ cao điểm, để bác bỏ những tin đồn anh và vợ đã ly thân vì những cảnh “nóng” trong phim. Tale Of Scheherazade do Wahid Hamel viết kịch bản và Yousry Nasrallah làm đạo diễn. Nasrallah đã làm phim đề cập tới những vấn đề của phụ nữ từ hơn 15 năm qua nhưng cho đến nay chưa nhận được nhiều ca ngợi. Tuy nhiên, nhà phê bình điện ảnh Joseph Fahim nhận xét: “Nasrallah không những đã tạo nên bộ phim Ai Cập hay nhất năm nay, mà đó còn là một trong các tác phẩm điện ảnh quan trọng nhất của thập kỷ”. Cách nhìn mới về hôn nhân Trong Tale Of Scheherazade, Younis và Karim Hassan (do Hassan Al Raddad thủ diễn) là một cặp vợ chồng trẻ trung, giàu sang và hết sức thành đạt. Nhưng cuộc sống của họ đã hoàn toàn thay đổi khi Younis bắt đầu phát hiện ra nhiều điều mới lạ về người chồng và cuộc hôn nhân của mình qua những cuộc phỏng vấn trên truyền hình giữa cô với những người phụ nữ khác. Ban đầu, cô dẫn một chương trình mang tính chính trị, nhưng vì điều đó cản trở sự nghiệp của chồng, Younis chuyển sang bàn luận các vấn đề về xã hội và phụ nữ. Sau cuộc phỏng vấn 3 phụ nữ, những câu chuyện của họ đã “mở mắt” cho Younis khiến cô phải nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình. Cảnh trong phim Tale Of Scheherazade Câu chuyện đầu tiên là của Amany, một phụ nữ mơ mộng ở độ tuổi trung niên thuộc tầng lớp trung lưu. Chị không chấp nhận hôn nhân không tình yêu và đã bị sốc khi phát hiện nhiều đám cưới dựa trên những toan tính. Hơn nữa, phụ nữ phải thỏa hiệp rất nhiều chỉ để có được một tấm chồng. Trước thực trạng đó, Amany đã chuyển đến sống trong một bệnh viện tâm thần, nơi chị được sống theo cách của mình. Câu chuyện thứ hai kể về 3 chị em ở độ tuổi 20- 30 có thu nhập thấp. Họ sống cùng nhau sau khi được thừa hưởng một cửa hàng của người cha. Cả ba đều bị anh chàng làm thuê trẻ tuổi tán tỉnh và cùng phải lòng hắn. Khi phát hiện ra sự lừa lọc, cô chị cả đã giết tên Sở Khanh và phải lãnh án 15 năm tù. Câu chuyện thứ ba là của Nahed, bác sĩ nha khoa xuất thân từ một gia đình giàu có. Cô đem lòng yêu một doanh nhân và hắn đã dụ dỗ Nahed “ăn cơm trước kẻng”. Sau đó mặc dù họ đã đăng ký kết hôn nhưng người đàn ông vẫn bỏ bê Nahed khi cô đang mang bầu và đòi 3 triệu bảng Ai Cập mới đồng ý ly hôn. Nahed đã cắn răng bỏ đi đứa con trong bụng, lôi chồng ra tòa để ly hôn mà không thèm “thí” một xu cho kẻ bội tình. Kẻ yêu, người ghét Đạo diễn Nasrallah tâm sự: “Phim là bốn câu chuyện chứ không phải ba, bởi sau mỗi cuộc phỏng vấn, Younis lại phát hiện ra rằng cuộc hôn nhân của mình đang rạn vỡ vì cô không có nhiều điểm chung với chồng, người đàn ông chỉ quan tâm tới sự nghiệp, không cảm nhận được những hy sinh, chịu đựng của vợ. Khi Hassan không giành được ghế tổng biên tập, anh ta đổ lỗi cho “chương trình ngu ngốc” của vợ và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với cô. Younis khi đó đã mạnh mẽ hơn nhiều, cô đánh trả và không che giấu những vết thâm tím ở mặt khi xuất hiện trên truyền hình”. Tale Of Scheherazade đã nhận được những phản ứng trái chiều từ phía khán giả, chủ yếu là phụ nữ. Christine Nagy (30 tuổi), người phụ nữ độc thân làm quản lý tại một văn phòng y khoa, nói: “Tôi tới rạp xem phim để thưởng thức diễn xuất của Mona Zaki nhưng rồi đã hết sức kinh ngạc khi cả bộ phim chỉ nói đến sex và chuyện hôn nhân. Tôi không hiểu mục đích của phim này là gì”. Nhưng bà Nagwa Atwa (60 tuổi), một người nội trợ và là mẹ của ba đứa con, lại nghĩ khác: “Tôi thực sự thích cách đề cập đến sex trong phim và đồng ý rằng, nếu tình dục không đi kèm tình yêu thực sự, thậm chí cả với những cặp đã kết hôn, thì sẽ vô nghĩa. Tôi thích thông điệp và những mẫu phụ nữ trong phim này. Tất cả những nhân vật đó đều tìm cách khắc phục các nhược điểm của mình và với ý chí mạnh mẽ, họ đều có thể làm lại từ đầu”. (Theo TT&VH) Điều đáng nói là bộ phim này đang phải gánh chịu búa rìu của dư luận vì đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm ở một đất nước Hồi giáo: vị thế của phụ nữ, sex và bạo lực gia đình. Sụp đổ một thần tượng Phim đề cập đến quyền của phụ nữ, những mơ ước và sức chịu đựng của họ - các vấn đề khó nói trong một thế giới mà đàn ông là “những công dân số một”. Tale Of Scheherazade đã bị nhiều cư dân mạng chỉ trích gay gắt, chủ yếu nhắm vào nữ diễn viên Mona Zaki, người thủ vai chính Younis và là biểu tượng của “phim sạch”. Sự chỉ trích được dấy lên khi người ta phát đoạn quảng cáo phim chiếu hình ảnh nhân vật của Zaki được chồng hôn vào cổ. Nữ diễn viên Mona Zaki Rất đông cư dân mạng đã thể hiện sự bất bình. Mohammed Adel bày tỏ trên trang Facebook: “Chúng tôi ngưỡng mộ Mona Zaki, tài năng nghệ thuật, sự kín đáo nơi nữ diễn viên này và thái độ tôn trọng của cô ấy dành cho khán giả. Zaki là khuôn mẫu của “điện ảnh sạch”, chính vì vậy mà chúng tôi vô cùng thất vọng và tức giận khi nhìn thấy cảnh đó, bởi vì khán giả vô cùng yêu quý Zaki”. Còn Mahmoud Amer viết: “Chúng tôi đã mất cô, Zaki”. Trước làn sóng phản ứng dữ dội, nhà phê bình điện ảnh Magda Khirallah đáp trả: “Zaki là một nữ diễn viên chứ không phải thánh sống”. Còn Ahmed Helmy, chồng của Zaki đồng thời cũng là một diễn viên, đã phải gọi điện thoại đến The House Is Yours, một chương trình trò chuyện trên truyền hình vào giờ cao điểm, để bác bỏ những tin đồn anh và vợ đã ly thân vì những cảnh “nóng” trong phim. Tale Of Scheherazade do Wahid Hamel viết kịch bản và Yousry Nasrallah làm đạo diễn. Nasrallah đã làm phim đề cập tới những vấn đề của phụ nữ từ hơn 15 năm qua nhưng cho đến nay chưa nhận được nhiều ca ngợi. Tuy nhiên, nhà phê bình điện ảnh Joseph Fahim nhận xét: “Nasrallah không những đã tạo nên bộ phim Ai Cập hay nhất năm nay, mà đó còn là một trong các tác phẩm điện ảnh quan trọng nhất của thập kỷ”. Cách nhìn mới về hôn nhân Trong Tale Of Scheherazade, Younis và Karim Hassan (do Hassan Al Raddad thủ diễn) là một cặp vợ chồng trẻ trung, giàu sang và hết sức thành đạt. Nhưng cuộc sống của họ đã hoàn toàn thay đổi khi Younis bắt đầu phát hiện ra nhiều điều mới lạ về người chồng và cuộc hôn nhân của mình qua những cuộc phỏng vấn trên truyền hình giữa cô với những người phụ nữ khác. Ban đầu, cô dẫn một chương trình mang tính chính trị, nhưng vì điều đó cản trở sự nghiệp của chồng, Younis chuyển sang bàn luận các vấn đề về xã hội và phụ nữ. Sau cuộc phỏng vấn 3 phụ nữ, những câu chuyện của họ đã “mở mắt” cho Younis khiến cô phải nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình. Cảnh trong phim Tale Of Scheherazade Câu chuyện đầu tiên là của Amany, một phụ nữ mơ mộng ở độ tuổi trung niên thuộc tầng lớp trung lưu. Chị không chấp nhận hôn nhân không tình yêu và đã bị sốc khi phát hiện nhiều đám cưới dựa trên những toan tính. Hơn nữa, phụ nữ phải thỏa hiệp rất nhiều chỉ để có được một tấm chồng. Trước thực trạng đó, Amany đã chuyển đến sống trong một bệnh viện tâm thần, nơi chị được sống theo cách của mình. Câu chuyện thứ hai kể về 3 chị em ở độ tuổi 20- 30 có thu nhập thấp. Họ sống cùng nhau sau khi được thừa hưởng một cửa hàng của người cha. Cả ba đều bị anh chàng làm thuê trẻ tuổi tán tỉnh và cùng phải lòng hắn. Khi phát hiện ra sự lừa lọc, cô chị cả đã giết tên Sở Khanh và phải lãnh án 15 năm tù. Câu chuyện thứ ba là của Nahed, bác sĩ nha khoa xuất thân từ một gia đình giàu có. Cô đem lòng yêu một doanh nhân và hắn đã dụ dỗ Nahed “ăn cơm trước kẻng”. Sau đó mặc dù họ đã đăng ký kết hôn nhưng người đàn ông vẫn bỏ bê Nahed khi cô đang mang bầu và đòi 3 triệu bảng Ai Cập mới đồng ý ly hôn. Nahed đã cắn răng bỏ đi đứa con trong bụng, lôi chồng ra tòa để ly hôn mà không thèm “thí” một xu cho kẻ bội tình. Kẻ yêu, người ghét Đạo diễn Nasrallah tâm sự: “Phim là bốn câu chuyện chứ không phải ba, bởi sau mỗi cuộc phỏng vấn, Younis lại phát hiện ra rằng cuộc hôn nhân của mình đang rạn vỡ vì cô không có nhiều điểm chung với chồng, người đàn ông chỉ quan tâm tới sự nghiệp, không cảm nhận được những hy sinh, chịu đựng của vợ. Khi Hassan không giành được ghế tổng biên tập, anh ta đổ lỗi cho “chương trình ngu ngốc” của vợ và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với cô. Younis khi đó đã mạnh mẽ hơn nhiều, cô đánh trả và không che giấu những vết thâm tím ở mặt khi xuất hiện trên truyền hình”. Tale Of Scheherazade đã nhận được những phản ứng trái chiều từ phía khán giả, chủ yếu là phụ nữ. Christine Nagy (30 tuổi), người phụ nữ độc thân làm quản lý tại một văn phòng y khoa, nói: “Tôi tới rạp xem phim để thưởng thức diễn xuất của Mona Zaki nhưng rồi đã hết sức kinh ngạc khi cả bộ phim chỉ nói đến sex và chuyện hôn nhân. Tôi không hiểu mục đích của phim này là gì”. Nhưng bà Nagwa Atwa (60 tuổi), một người nội trợ và là mẹ của ba đứa con, lại nghĩ khác: “Tôi thực sự thích cách đề cập đến sex trong phim và đồng ý rằng, nếu tình dục không đi kèm tình yêu thực sự, thậm chí cả với những cặp đã kết hôn, thì sẽ vô nghĩa. Tôi thích thông điệp và những mẫu phụ nữ trong phim này. Tất cả những nhân vật đó đều tìm cách khắc phục các nhược điểm của mình và với ý chí mạnh mẽ, họ đều có thể làm lại từ đầu”. (Theo TT&VH)

Nguồn TGĐA: http://thegioidienanh.vn/20090728055139509p111c138/tale-of-scheherazade-gay-tranh-cai-nhung-chay-ve.htm