Tại sao Quốc vương băng hà trở thành cú sốc với kinh tế - chính trị Thái Lan?

Sự ra đi của Quốc vương trị vì lâu đời nhất thế giới để lại nỗi đau buồn lớn cho toàn bộ hoàng gia và người dân nước này, đồng thời có ảnh hưởng bước ngoặt tới diễn biến đời sống kinh tế - chính trị Thái Lan.

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà vào ngày 13/10, hưởng thọ 88 tuổi sau hơn 70 năm trị vì. Sự ra đi của Quốc vương trị vì lâu đời nhất thế giới để lại nỗi đau buồn lớn cho toàn bộ hoàng gia và người dân nước này, đồng thời có ảnh hưởng bước ngoặt tới diễn biến đời sống chính trị - kinh tế Thái Lan.

Sự mất mát to lớn của người dân Thái Lan

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người trị vì lâu nhất thế giới đã băng hà hôm 13/10.

Thái Lan là một trong số ít các quốc gia còn tồn tại chế độ quân chủ và duy trì vai trò thực quyền của Quốc vương. Chưa ở đâu, Quốc vương lại có ý nghĩa biểu tượng tinh thần quan trọng với đất nước và được tôn sùng là “vị thánh sống” như ở đất nước xứ chùa vàng.

Quốc vương Bhumibol sẽ là người phê chuẩn việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao tại Thái Lan. Toàn thể người dân Thái Lan đều coi đây là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc và đều một lòng sùng kính, tôn trọng ông. Điều này có thể thấy khi chân dung của ngài được treo ở các tòa nhà, trường học và dọc theo những tuyến đường cao tốc trên khắp cả nước.

Nhiều người vẫn còn bàng hoàng sau cái chết của Vị vua già, tất cả không thể tin rằng mình đang sống qua hai triều đại trị vì.

Cú sốc lớn với hệ thống chính trị và kinh tế

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thông báo tin nhà vua qua đời

Ngay từ khi Quốc vương có dấu hiệu sức khỏe đi xuống, một loạt các nguy cơ và mối lo ám ảnh hệ thống chính trị nước này đã nổi lên. Kể từ khi triều đại của ông bắt đầu vào năm 1946, Thái Lan đã dao động giữa quân đội hậu thuẫn cửa quyền quan liêu xen kẽ với thời gian ngắn của hiến pháp bán dân chủ.

Suốt một giai đoạn dài, chính trị nước này bị ám ảnh bởi các cuộc đảo chính quân sự, người dân nước này liên tiếp phải chứng kiến hơn mười cuộc bạo loạn của tướng Sarit Thanarat khi muốn đòi quyền thực chất, giữ vị trí của Quốc vương mang tính biểu tượng tại một đất nước vốn coi Phật giáo là trung tâm đời sống tinh thần.

Người dân Thái Lan khóc thương sau cái chết của Quốc vương.

Có thể nói, từ khi bắt đầu giai đoạn trị vì của Quốc vương Bhumibol, đất nước Thái Lan bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, dần nổi lên là một trong những nền kinh tế sôi động và phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Thủ đô Bangkok nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại, kinh tế và văn hóa của cả khu vực.

Quốc vương Bhumibol dần thể hiện sự ảnh hưởng của mình không chỉ mang tính biểu trưng khi có những ảnh hưởng đến quyền lập hiến nước này. Khi Thái Lan lâm vào khủng hoảng tài chính năm 1997 đã lây lan sang cả sự rệu rã của chế độ chính trị và hiến pháp, đảng Thai Rak Thai nổi lên khi tập trung vào phát triển nông nghiệp nông thôn. Tất nhiên, lịch sử bạo loạn đã lặp lại khi một lần nữa quân đội đã lật đổ ông Thaksin trong năm 2006.

Tuy nhiên, thập kỷ qua, đất nước này đã phải chứng kiến sự liên minh ngấm ngầm giữa giới thương gia giàu có, tầng lớp dân chủ Thái và quân đội Hoàng Gia để chống lại sự hồi phục của ông Thaksin đang lưu vong.

Hàng loạt diễn biến phức tạp, biểu tình đẫm máu đã diễn ra cho đến khi cuộc bầu cử chính thức năm 2011 được tổ chức. Kết quả, bà Yingluck và chính phủ của mình được thành lập. Nhiều người cho rằng đây chẳng qua chính là sự trở lại quyền lực của ông Thaksin vì bà Yingluck chính là em gái của ông. Nhưng chính phủ của bà Yingluck cũng không kéo dài khi cuộc đảo chính nổ ra vào năm 2014 của Tổng tư lệnh Prayuth Chan-ocha. Cho đến nay, chính phủ của Thủ tướng Prayuth vẫn đang điều hành đất nước dù chưa dựa trên tính hợp pháp chính thức cho đến khi cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào năm 2017.

Thái tử Maha Vajiralongkorn, người sẽ vị ngai vàng Thái Lan.

Sau cái chết của Quốc vương, vấn đề còn bỏ ngỏ đó là người kế vị và tương lai hệ thống chính trị nước này. Quốc vương Bhumibol đã chỉ định con trai duy nhất của mình Maha Vajiralongkorn là người kế vị từ năm 1972. Thái tử Maha Vijiralongkorn, 64 tuổi là con trai duy nhất của Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit được cho là sẽ kế thừa ngai vàng nhưng lại bị dư luận đánh giá là không có nhiều triển vọng ưu tú. Dù trải qua một quá trình được đào tạo và rèn luyện theo đúng truyền thống của Hoàng gia, tiếp thu cả tinh hoa phương Tây trong quá trình học tập để trở thành một vị vua tương lai, người dân Thái Lan lại biết đến Thái tử Maha Vajiralongkorn với rất nhiều ồn ào trong cuộc sống đời tư. Báo giới khá tốn giấy mực để viết về những vụ việc ăn chơi xa xỉ và dung túng của ông tại châu Âu.

Sau cái chết của Quốc vương, Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha tuyên bố các quan chức chính phủ Thái Lan sẽ để tang quốc vương trong một năm. Trong một diễn biến mới, ông Prayut cho biết Thái tử Vajiralongkorn muốn trì hoãn việc lên ngôi vì “giờ chưa phải thời điểm phù hợp” cho việc này.

Tạm ngừng các hoạt động giải trí, du lịch và kinh doanh

Thái Lan chính thức bắt đầu 1 năm quốc tang Quốc vương từ ngày hôm nay. Vài phút sau khi cái chết của vua đã được công bố, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã ra lệnh rằng “tất cả các hoạt động giải trí cần được hạn chế trong vòng 30 ngày” để thể hiện sự tôn trọng và tiếc thương với sự ra đi của Quốc vương. Khu đèn đỏ nổi tiếng của Bangkok đã bắt đầu đóng cửa tiệm. Blog Bangkok Stickboy, một blog tập trung vào cuộc sống về đêm của thủ đô, cũng đã đăng một bức ảnh khu tổ hợp nổi tiếng Nana Plaza của thành phố hoàn toàn trống rỗng.
Các hoạt động lớn cũng có thể phải hủy bỏ và an ninh thắt chặt hơn để chuẩn bị cho tang lễ.

San San

Nguồn SaoStar: http://saostar.vn/doi-song-xa-hoi/tai-sao-quoc-vuong-bang-ha-tro-thanh-cu-soc-voi-kinh-te-chinh-tri-thai-lan-836907.html