Tại sao Mỹ không phát triển được nhiều vũ khí mới?

Hệ thống các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài là thủ phạm dẫn đến thâm hụt ngân sách quốc phòng và trở thành “gánh nặng” đối với Mỹ.

Sau khi Liên Xô tan rã Mỹ trở thành quốc gia sở hữu sức mạnh của lực lượng vũ trang hàng đầu thế giới. Lực lượng vũ trang của Mỹ được triển khai gần như tại các căn cứ khác nhau có ở khắp mọi nơi. Ảnh hưởng của Mỹ bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực đến trật tự thế giới khá rõ nét.

Gánh nặng quá nhiều căn cứ quân sư đã hạn chế khả năng phát triển vũ khí mới của Mỹ

Và để duy tri sự ảnh hưởng này Mỹ triển khai lực lượng ở rất nhiều các căn cứ quân sự ở nước ngoài nhằm bảo đảm hoạt động tác chiến một cách nhanh nhất có thể. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại việc sở hữu quá nhiều căn cứ và hoạt động của chúng đang trở thành gánh nặng đối với Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ Time chuyên gia quân sự John Glaser đã nói rằng, Hoa Kỳ nên từ bỏ và ngừng hoạt động các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Ông đã nêu ra 7 nguyên nhân như sau:

Đầu tiên, các căn cứ quân sự nằm rải rác trên toàn thế giới và gần như không có mối quan hệ với việc bảo vệ quốc gia cũng như bảo đảm an ninh của người Mỹ. Hoa Kỳ tiếp giáp với hai đại dương và lực lượng vũ trang rất mạnh nhưng không thể bảo vệ họ trước đối thủ “nặng ký”, các chuyên gia nhận định.

Thứ hai, các căn cứ quân sự ở nước ngoài cần chi phí rất cao để bảo trì và đảm bảo các hoạt động của hệ thống hậu cần vận tải, cũng như thực hiện các nhiệm vụ cần thiết.

Thứ ba, theo các chuyên gia, một trong những nhiệm vụ của các căn cứ quân sự ở nước ngoài là để ngăn chặn và phòng ngừa sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân, đồng thời chống lại các nước láng giếng phát triển loại vũ khí này. Bằng cách này, Mỹ đã hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng đồng thời nó đã thúc đẩy Bắc Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân của mình, chuyên gia Glaser cho biết.

Thứ tư, các căn cứ quân sự ở nước ngoài là nguyên nhân dẫn đên sự bất mãn không chỉ của các nước láng giềng mà còn cả người dân địa phương. Một ví dụ nổi bật - các cuộc biểu tình của người dân Nhật Bản ở Okinawa chống lại quân đội Mỹ trong tháng 6 năm 2016.

Thứ năm, việc triển khai các căn cứ quân sự ở nước ngoài có thể dẫn đến khả năng xuất hiện trong khu vực này sự hỗ trợ “chế độ độc tài” của quốc gia này. Điều này đã xảy ra, ví dụ, trong trường hợp của Bahrain - căn cứ chính của Hạm đội Hải quân thứ 5, chuyên gia quân sự lưu ý.

Thứ sáu, sự hiện diện của quân đội trong khu vực cụ thể đưa Washington đến cuộc chiến tranh không cần thiết. Ví dụ, trong trường hợp các cuộc xung đột ở Biển Đông, Washington sẽ phải can thiệp để thực hiện đảm bảo an ninh cho Đài Loan và Nhật Bản.

Cuối cùng, nguyên nhân thứ bảy, đại đa số cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ và vũ khí ở các căn cứ nước ngoài đã lỗi thời, do đó các căn cứ quân sự này khó có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công, cũng như các cuộc chiến ở các khu vực xung quanh, cũng như các cuộc tấn công của đối phương.

Việc duy trì các hoạt động của rất nhiều căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài đã “ngốn” một phần rất lớn trong ngân sách cực khủng dành cho quốc phòng. Ngoài ra, việc bị sa lầy cũng như tham gia vào nhiều cuộc chiến, xung đột đã lấy đi không ít tiền của Mỹ.

Điều này đã dẫn tới việc Mỹ không đủ ngân sách để đầu tư nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí mới.

Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ đang chững lại hay thậm chí thụt lùi trong khi đó Nga và một số nước đang vươn lên mạnh mẽ đe dọa vị trí độc tôn của Mỹ.

Nguyễn Giang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tai-sao-my-khong-phat-trien-duoc-nhieu-vu-khi-moi-3320416/