Tái cơ cấu doanh nghiệp sau khủng hoảng

Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải luôn thực hiện hoạt động tái cơ cấu để tự hoàn thiện và tìm ra mô hình, phương thức quản trị tốt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tái cơ cấu là một trong những hoạt động tự thân và liên tục của doanh nghiệp. Cũng giống như cơ thể con người cần hai quá trình đồng hóa và dị hóa để tồn tại, doanh nghiệp cũng cần hai quá trình là đầu vào của sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Để tồn tại, doanh nghiệp nhất thiết phải đảm bảo sự cân bằng giữa đầu vào và đầu ra. Muốn giữ được sự cân bằng này, doanh nghiệp phải đảm bảo bài toán năng suất lao động hợp lý, phải thực hiện việc tái cơ cấu liên tục trong toàn bộ thời gian hoạt động của mình. Sau khủng hoảng, tái cơ cấu doanh nghiệp là hoạt động tất yếu phải diễn ra. Giống như một cơ thể vừa mới trải qua cơn bạo bệnh, doanh nghiệp sau khi “sống sót” qua khủng hoảng tất yếu phải tái cơ cấu để phục hồi và phát triển. Thứ nhất, tái cơ cấu về thị trường sau khủng hoảng. Căn cứ vào diễn biến của thị trường, doanh nghiệp phải xác định lại phạm vi khách hàng dùng sản phẩm của mình và xác định khách hàng tiềm năng. Việc khoanh vùng đối tượng khách hàng mua sản phẩm là vô cùng quan trọng vì điều đó sẽ giúp doanh nghiệp bớt chi phí marketing, quảng bá dàn trải. Sau khủng hoảng tiềm lực tài chính hạn chế buộc các doanh nghiệp phải đặt hiệu quả lên hàng đầu, hết sức tránh các chiến dịch mang tính thử nghiệm, thăm dò thị trường. Tốt nhất, các doanh nghiệp nên khai thác tối đa và phục vụ tốt các khách hàng truyền thống và lâu năm để tích tụ tài chính và tiết kiệm chi phí khi vừa mới bắt đầu vượt qua sóng gió. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh thì nên tận dụng thời cơ để mở rộng thị trường sang nhóm khách hàng mới để chiếm lĩnh thi phần và tạo nền tảng cho những bước phát triển lâu dài của mình. Thứ hai, tái cơ cấu để xác định mô hình doanh nghiệp phù hợp với thị trường mới và chiến lược phát triển mới của mình. Sống sót sau cơn bão kinh tế, doanh nghiệp nào cũng ít nhiều bị tổn thương, tiềm lực doanh hiệp bị ảnh hướng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bị giám sút. Vì vậy, để khôi phục sức mạnh, mỗi doanh nghiệp cần phải tiến hành tái cơ cấu để hoàn thiện mình cho phù hợp với thị trường sau khi cơn bão đã tan. Bão tan là cơ hội để doanh nghiệp khai thác tiềm năng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thiết kế mô hình tổ chức và quản trị mới sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong diễn biến mới của nền kinh tế. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các cách thức sau để tái cơ cấu doanh nghiệp: Thứ ba là tái cơ cấu nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực nền tảng của năng suất lao động của doanh nghiệp và hiệu quả của doanh nghiệp. Khi khủng hoảng đi qua, nguồn cung nhân lực trên thị trường khá lớn do sự cắt giảm lao động nhưng đa số là nhân lực chất lượng thấp. Do đó, doanh nghiệp nên bố trí lại nguồn nhân lực sẵn có trước khi có ý định tuyển thêm lao động mới. Doanh nghiệp nên có chính sách đãi ngộ cho những người đã cùng doanh nghiệp trải qua cơn bão khủng hoảng để tiếp tục khai thác sức sáng tạo và đóng góp của họ. Tuy nhiên, sau khi ổn định lại tổ chức nguồn nhân lực hiện có, doanh nghiệp vẫn phải có những động thái tìm kiếm nhân lực mới để đáp ứng với chiến lược kinh doanh mới của mình. Các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế. Từng doanh nghiệp tái cơ cấu tức là cả nền kinh tế được tái cơ cấu. Nhưng trước hết nhà nước phải tái cơ cấu bằng chính sách và pháp luật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác phát huy hiệu quả, chủ yếu là các chính sách thuế, tài chính và đất đai. Đây là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế định hướng cho các doanh nghiệp phát triển.

Nguồn Doanh nhân 360: http://doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh-doanh/Tai_co_cau_doanh_nghiep_sau_khung_hoang/