Tái cơ cấu Bộ Công Thương sẽ diễn ra như thế nào?

Mục tiêu của việc giảm các đầu mối Cục, Vụ, Viện của Bộ Công Thương là để cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tránh sự cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

Quốc hội giao cơ quan pháp luật làm rõ vụ ông Vũ Huy Hoàng

Với đa số phiếu tán thành (95,54%), sáng 23/11 Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Trước đó, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Tiếp đó, Phó tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Xem tiếp)

Tái cơ cấu Bộ Công Thương: “Năng lực yếu, sức khỏe không đảm bảo sẽ được cho nghỉ việc”

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh quyết định đưa phương án kiện toàn và tái cấu trúc nhân sự tại Bộ Công Thương ra bàn cùng tập thể Ban cán sự Bộ.

Phương án xây dựng cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2020 đưa ra theo hướng giảm từ 35 đầu mối xuống còn 28 đầu mối. Chẳng hạn, Cục Hóa chất, Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Công nghiệp nặng nhập thành Cục Công nghiệp; Vụ Phát triển nguồn nhân lực (trước kia tách ra từ Vụ Tổ chức cán bộ), nay nhập lại về Vụ tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua khen thưởng và Cục Công tác phía nam (trước kia là Văn phòng đại diện Bộ Công Thương tại TP.HCM) nhập về thuộc Văn phòng Bộ Công Thương.

Trao đổi với báo chí, đại diện Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu việc cắt giảm các đầu mối cục, vụ, viện của Bộ Công Thương để cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tránh sự cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ... (Xem tiếp)

Quốc hội yêu cầu Thủ tướng, các Bộ trưởng quyết liệt thực hiện cam kết về trách nhiệm

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy trách nhiệm, hôm nay, Quốc hội đã hoàn thành chương trình làm việc kỳ họp thứ hai với nhiều nội dung quan trọng.

Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. (Xem tiếp)

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân

Tại phiên bế mạc Quốc hội sáng 23/11, với 469/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Nghị quyết nêu rõ, qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tích cực. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình còn những hạn chế, vướng mắc như: việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. (Xem tiếp)

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tiêu thụ nhiều, nhưng rủi ro

ại cuộc họp ban chỉ đạo thị trường nông lâm thủy sản hôm qua (22/11) của Bộ NN&PTNT, ông Nghiêm Minh Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, ngành sắn đang bế tắc. Giá sắn trong nước có nơi 1 tạ chưa được bát phở, còn thị trường chính là Trung Quốc thì cửa khẩu khép lại.

Theo ông Tiến, xuất khẩu sắn trong 11 tháng đầu năm 2016 chỉ trên 3,1 triệu tấn, trong đó sắn lát khoảng 1,3 triệu tấn, tinh bột sắn 1,8 triệu tấn, giảm lần lượt 20% và 30% so với cùng kỳ năm 2015. Với tình hình trên, dự báo xuất sắn cả năm nay chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD, trong khi năm ngoái tới 1,3 tỷ USD. (Xem tiếp)

Nguyên Tổng giám đốc Upexim chiếm đoạt 20 tỷ đồng

Sau khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trương Vui - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp (Upexim), tiếp tục bị Cơ quan Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) đề nghị truy tố vì đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Chợ Lớn (MB Chợ Lớn).

Theo kết luận điều tra, Công ty Upexim có chức năng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu lâm sản, hàng may mặc, trụ sở đặt tại 4 - 6 Hồ Tùng Mậu (P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM), có vốn điều lệ 43 tỷ đồng. Trụ sở này có diện tích hơn 622m2, được Upexim thuê của Công ty quản lý kinh doanh nhà thuộc UBND TP. HCM. (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/tai-co-cau-bo-cong-thuong-se-dien-ra-nhu-the-nao-2221840.html