Tài chính tuần qua: Tin mới về room ngân hàng, hoãn thương vụ bán cổ phần Vietcombank cho quỹ Singapore

Hiện Việt Nam đang giới hạn tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại các ngân hàng là 30% và đang tìm cách thu hút thêm đầu tư để củng cố hệ thống tài chính, vốn đang gặp khó khăn bởi sự gia tăng đột biến các khoản nợ xấu tại các doanh nghiệp Nhà Nước.

Thủ tướng: Sẽ nâng “room” ngoại tại các nhà băng ngay trong năm nay

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các nhà băng trong năm nay để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

“Chúng tôi sẽ nâng trần sở hữu và mởi rộng cánh cửa vào thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện điều này ngay trong năm nay”, Thủ tướng nói.

Hiện Việt Nam đang giới hạn tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại các ngân hàng là 30% và đang tìm cách thu hút thêm đầu tư để củng cố hệ thống tài chính, vốn đang gặp khó khăn bởi sự gia tăng đột biến các khoản nợ xấu tại các doanh nghiệp Nhà Nước. (Xem tiếp)

Vì sao hoãn thương vụ bán cổ phần Vietcombank cho quỹ Singapore?

Một nguồn thạo tin của Bloomberg cho biết, quỹ đầu tư GIC của chính phủ Singapore vẫn chưa được Chính phủ Việt Nam phê duyệt kế hoạch mua cổ phần Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ).

Ban đầu, thương vụ này dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2016, tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam.

Theo nguồn tin này, Chính phủ đã từ chối chấp thuận do GIC đề nghị được mua cổ phần Vietcombank với giá thấp hơn giá thị trường. (Xem tiếp)

Quỹ GIC đã chào mua 7,7% vốn Vietcombank với giá bao nhiêu?

Hãng tin Bloomberg mới đây cho biết, quỹ đầu tư GIC của chính phủ Singapore vẫn chưa được Chính phủ Việt Nam phê duyệt kế hoạch mua cổ phần Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Ban đầu, thương vụ này dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2016, tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam.

Cũng theo nguồn tin này, Chính phủ đã từ chối chấp thuận do GIC đề nghị được mua cổ phần Vietcombank với giá thấp hơn giá thị trường. Vậy mức giá mà nhà đầu tư đã đưa ra là bao nhiêu?

Trao đổi với phóng viên mới đây, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank cho biết, do kỳ vọng của thị trường quá lớn, giá cổ phiếu VCB ở mức rất cao, do đó, nhà đầu tư mặc dù rất muốn trở thành cổ đông lớn của Vietcombank nhưng chưa thể thực hiện được. (Xem tiếp)

Ngân hàng Nhà nước giảm CAR xuống 8%, mở đường cho Basel II

Theo quy định tại Thông tư, ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%.

Đối với các ngân hàng có công ty con, Thông tư quy định ngân hàng đó phải có tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%.

Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%.

Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng. (Xem tiếp)

Agribank: 15.000 tỷ đồng nợ xấu “dính án” tại khu vực TP.HCM

Ông Nguyễn Minh Trí, thành viên Hội đồng thành viên ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), cho biết tính đến hết năm 2016, Agribank khu vực TP.HCM có 43 chi nhánh, 174 điểm giao dịch, 3.200 cán bộ. Mạng lưới và quy mô nhân lực lớn nhất hệ thống ngân hàng nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động kém nhất.

Trong năm 2016, kết quả hoạt động Agribank khu vực TP.HCM âm gần 2.500 tỷ đồng, giảm âm so với năm 2015 gần 1.000 tỷ đồng . (Xem tiếp)

Muốn “cứu” ngân hàng thì phải có dòng “tiền tươi thóc thật”

Với bối cảnh hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ như hiện nay thì việc tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài (nới room cho khối ngoại) được nhiều người xem là một giải pháp thích hợp để gọi vốn “tiền tươi thóc thật”, dòng tiền bơm vào hệ thống nhằm nâng cao năng lực tài chính, thúc đẩy mở rộng quy mô, xử lý nợ xấu, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản trị tốt hơn.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo của một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết việc nới room có thể theo lộ trình lên 30%, 35%, 40% và những mức khác nữa.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm nới room để khuyến khích các nhà đầu tư ngoại tích cực tham gia là điều rất đáng xem xét và đáng làm. Nếu chúng ta có dòng tiền thật là điều vô cùng tốt trong giai đoạn tái cấu trúc của ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên việc nới room cũng cần đi theo lộ trình bắt đầu nâng từ 30 lên 49% và sau đó là lên cao hơn . (Xem tiếp)

Trước Tết, gửi tiền ngân hàng nào lợi nhất?

Với gói kỳ hạn trên 36 tháng, các ngân hàng lớn trong hệ thống đều niêm yết mức lãi suất không quá cao.

Cùng thuộc nhóm ngân hàng quốc doanh tuy nhiên Vietcombank, VietinBank và BIDV chỉ niêm yết lãi suất tiền gửi dao động 6,5-7%/năm. Trong khi đó, nhóm ngân hàng 100% vốn Nhà nước gồm OceanBank, CBBank và GPBank áp dụng mức lãi suất với kỳ hạn này lên tới 7,3-7,4%/năm.

Ở kỳ hạn 36 tháng, VPBank là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất lên tới 7,7%/năm với điều kiện gửi từ 5 tỷ trở lên. Không quy định lãi suất theo khối lượng tiền gửi, NCB cũng niêm yết lãi suất huy động lên tới 7,5%/năm. Ngân hàng OCB, Bảo Việt cùng có mức lãi suất tiền gửi 7,6%/năm. (Xem tiếp)

VND có thể giảm bao nhiêu trong năm 2017?

Theo đánh giá của CTCK Bảo Việt (BVSC), tỷ giá trong năm 2017 sẽ phụ thuộc vào những cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cán cân thanh toán, mục tiêu của chính sách tiền tệ, và những diễn biến chính có thể chi phối thị trường ngoại hối và thị trường tài chính thể giới.

Cán cân thanh toán rất khó có thể tiếp tục thăng dư do khả năng quay lại chính sách bảo hộ của Mỹ và một số nước khác. Bên cạnh đó, việc tổng thống đắc cử Donald Trump hàm ý không thông qua Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Chính sách tiền tệ có khả năng sẽ tiếp tục được nới lỏng với xu hướng gia tăng trong tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán trong mấy năm gần đây. Hơn nữa, lần đầu tiên Quốc hội cho phép áp dụng chỉ tiêu lạm phát trung bình các tháng trong năm, không quá 4%, sẽ tạo dư địa nhiều hơn cho NHNN thực hiện nới lỏng tiền tệ. (Xem tiếp)

Cận Tết, lo ATM hết tiền, giao dịch online nghẽn

Đầu tuần này, vừa nhận được tiền thưởng Tết âm lịch, anh Cung đang công tác tại một doanh nghiệp lớn rất phấn khởi, bèn thực hiện giao dịch online chuyển ngay khoản thưởng Tết 50 triệu đồng từ tài khoản của anh tại Vietinbank sang một ngân hàng cổ phần cho bà xã. Thực hiện giao dịch online xong, anh phấn khởi báo ngay cho vợ.

Tuy nhiên, chị Trà vợ anh không khỏi bối rối khi chờ qua hết một ngày sang đến trưa ngày thứ hai, tài khoản của chị vẫn chưa nhận được. Sốt ruột, cuối chiều, chị Trà phải nhờ người quen hỏi hộ. Sau vài lần điện thoại đi lại qua cả ngân hàng nơi tài khoản đi lẫn đến, thậm chí cho “check” (kiểm tra) qua hệ thống thanh toán chung mới biết tiền không đến được nơi là do tài khoản bên ngân hàng kia timeout nên đã quay về. Đến cuối giờ chiều ngày thứ ba, tiền mới quay lại tài khoản của anh Cung. (Xem tiếp)

Linh Linh

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-tuan-qua-tin-moi-ve-room-ngan-hang-hoan-thuong-vu-ban-co-phan-vietcombank-cho-quy-singapore-2408163.html