Tài chính tuần qua: Tăng thuế VAT là 'bất công với người dân'

Việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng VAT từ mức thông thường 10% lên 12%; mức 5% đang áp dụng cho một số nhóm hàng hoá, dịch vụ lên mức 10% và từ không chịu thuế VAT lên chịu thuế VAT với một số nhóm như phân bón, máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp… đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia.

Ảnh minh họa.

Từ đề xuất tăng thuế VAT, tăng thu ngân sách: Điều kiện cho chi “vung tay quá trán”

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết, cần thận trọng với quyết định tăng thuế VAT vì 3 lý do.

Thứ nhất, theo chuyên gia Fulbright, thuế VAT nhìn chung có tính “lũy thoái”, do vậy sẽ đánh vào người thu nhập thấp nặng nề hơn. Người tiêu dùng, bất kể thu nhập cao hay thấp, đều phải đóng cùng một mức thuế VAT cho cùng một sản phẩm chịu thuế.

“Song do người thu nhập thấp phải dành một tỷ trọng thu nhập lớn hơn cho tiêu dùng nên gánh nặng thuế họ phải chịu sẽ chiếm một tỷ trọng cao hơn so với thu nhập. Tăng thuế VAT vì vậy sẽ làm người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn, do vậy khó được chấp nhận dưới góc độ công bằng”, ông Tự Anh nói. (Xem tiếp)

TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Tăng thuế VAT là bất công với người dân”

Việc tăng thuế dựa trên cơ sở như Bộ Tài chính thông báo “phù hợp với thông lệ quốc tế” và chắc chắn điều có lẽ quan trọng hơn là để bổ sung nguồn thu ngân sách. Hiện nợ công Việt Nam càng ngày càng lớn, bội chi ngân sách càng ngày càng nhiều, nhiều nguồn thu thuế thất thoát nên việc Bộ Tài chính tăng thuế giá trị gia tăng cũng là điều dễ hiểu nhưng có một số vấn đề cần làm rõ.

Cụ thể, Bộ Tài chính không đưa ra thống kê cụ thể tăng 10% lên 12% có tác dụng như thế nào với ngân sách, đồng thời phải có nghiên cứu với người dân bình thường bị tác động như thế nào, thu nhập để sử dụng sau khi trả thuế còn bao nhiêu …

Đây là sự thiếu xót mà tôi cho rằng việc tăng thuế để bổ sung cho ngân sách nhưng không có tính thuyết phục để chấp nhận đề xuất đó. (Xem tiếp)

Từ đề xuất tăng thuế VAT, tăng thu ngân sách: Thực tế người Việt đã “nặng gánh” thuế, phí

Ông Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright dẫn số liệu cho thấy, năm 2016 tỷ lệ thu ngân sách/GDP chiếm tới 22,5%, cao hơn Singapore, Thái Lan, Indonesia, Hong Kong, Hàn Quốc, Philippines, Maylaysia và chỉ thấp hơn so với Nhật Bản. Trong khi tỷ lệ chi ngân sách ở Việt Nam năm 2016 chiếm tới 28,3% GDP và cũng cao hơn một loạt các nước kể trên, chỉ thấp sau Nhật Bản.

“Điều này cho thấy gánh nặng thuế khoá rất nặng nề, ảnh hưởng lớn tới người dân, doanh nghiệp và sức cạnh tranh trực diện của nền kinh tế. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp vốn sức cạnh tranh đã yếu, việc tăng thuế sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt”, ông Du bình luận.

Cũng theo ông Du, người dân đang phải chịu gánh nặng thuế khoá rất nặng nề so với thu nhập của họ. Vấn đề không phải là tăng thuế mà là chi tiêu ngân sách, chi cho hợp lý, hiệu quả hơn. (Xem tiếp)

Tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm ước đạt 9,3%, nhiều yếu tố hỗ trợ giảm lãi suất cho vay

Theo báo cáo tình hình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017 của Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC), tín dụng tháng 7 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ước tính đến hết tháng 7/2017, tín dụng tăng tăng 9,3% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,8%).

Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm. Tín dụng trung và dài hạn ước chiếm khoảng 53,9% tổng tín dụng (cuối năm 2016 là 55,1%). Tín dụng ngắn hạn chiếm khoảng 46,1% (cuối 2016 là 44,9%).

Cũng theo báo cáo, cơ cấu tín dụng theo loại tiền được duy trì ổn định. Trong đó, tín dụng VNĐ chiếm khoảng 91,7%; ngoại tệ là 8,3% trong tổng tín dụng. (Xem tiếp)

Tăng trưởng tín dụng lên 20%: “Có thể biến động mạnh về thanh khoản”

Trước khả năng hệ thống ngân hàng sẽ sớm hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 18% đặt ra hồi đầu năm, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa dư nợ tín dụng lên cao hơn hoặc bằng 20% trong năm nay, trên cơ sở chất lượng tín dụng và ổn định vĩ mô.

Đề xuất này không có gì là bất ngờ đặt trong bối cảnh lạm phát vẫn đang ở mức khá thấp trong khi động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP còn gặp nhiều trở ngại.

Hiện tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng đạt khoảng 6 triệu tỷ đồng. Nếu tăng trưởng tín dụng đạt 20% nghĩa là cả năm 2017 dư nợ phải tăng thêm 1,2 triệu tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa trong 5 tháng cuối năm, một lượng vốn không hề nhỏ (khoảng 642 nghìn tỷ đồng) sẽ được tiếp tục bơm ra nền kinh tế. (Xem tiếp)

Lãi suất huy động sắp tăng trở lại?

Đầu năm 2017, các ngân hàng đẩy mạnh huy động đảm bảo tuân thủ Thông tư 06 khiến mặt bằng lãi suất huy động tăng nhanh, trung bình 0,1-0,5% so với cuối năm 2016. Cá biệt, một số ngân hàng thương mại cổ phần đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá khiến lãi suất huy động dài hạn lên đến 9,2%/năm.

Tuy vậy, lãi suất huy động đã bắt đầu giảm nhiệt kể từ quý II khi thị trường kỳ vọng về việc giãn lộ trình áp dụng Thông tư 06 và thanh khoản hệ thống được cải thiện nhờ lượng tiền gửi lớn của KBNN tại các ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay khá ổn định, ngoại trừ 1 số điều chỉnh nhẹ đối với các lĩnh vực ưu tiên sau động thái cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN từ ngày 10/7/2017. (Xem tiếp)

4 ngân hàng nào “găm” vốn nhiều nhất tại các dự án BOT, BT?

Ngày 15/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng–Kinh doanh–Chuyển giao (BOT).

Theo báo cáo của Chính phủ gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tính đến ngày 31/12/2016 có 20 tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông với tổng hạn mức cấp tín dụng là 163.097 tỷ đồng; tổng số dư cấp tín dụng là 84.235 tỷ đồng (chiếm 67,48% dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông), chiếm 1,58% và thấp hơn 1,08 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (18,39%).

Hầu hết các khoản tín dụng đều thuộc nhóm 1; nợ nhóm 2 là 23,44 tỷ đồng, nợ xấu 2,6 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,003%. (Xem tiếp)

Tăng trưởng tín dụng: Áp lực đè nặng

Bình luận về khả năng xem xét nới room tín dụng cho một số NHTM đã cạn room tăng trưởng, ông Bảo cho rằng, việc có nới thêm hay không chắc chắn NHNN sẽ có các tính toán chặt chẽ để đưa ra mức tăng trưởng phù hợp. Tuy nhiên, việc tăng thêm một lượng vốn tín dụng nhờ nới room cho một số NHTMCP sẽ không quá ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Bởi các chỉ số tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỷ giá, thị trường vốn, chứng khoán và giá cả hàng hóa.

Theo ông Bảo, điều quan trọng là Chính phủ và các bộ, ngành phải tạo ra môi trường thuận lợi để các DN ở các ngành, lĩnh vực ưu tiên tiếp cận được nguồn vốn vay NH, đồng thời tiết giảm được các thủ tục hành chính - đầu tư và các chi phí ngoài lãi vay. Có như vậy thì việc giảm lãi suất cho vay và mở thêm room tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH nếu có mới ý nghĩa và mang lại lợi ích thực thụ cho nền kinh tế. (Xem tiếp)

HSBC, Techcombank chính thức kết thúc “mối tình” 12 năm?

Thông tin từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương – Techcombank cho biết, ngân hàng này vừa mua lại một lượng lớn cổ phiếu quỹ.

Cụ thể, trong thời gian từ ngày 14/7 đến 12/8, Techcombank đã mua lại hơn 172,35 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 19,41% cổ phần đang lưu hành của ngân hàng) trong tổng số gần 222 triệu cổ phiếu đăng ký trước đó.

Thông qua chào mua công khai với giá giao dịch bình quân 23.445 đồng/cổ phần, ước tính ngân hàng đã chi ra khoảng 4.040 tỷ đồng cho lần mua cổ phiếu này.

Đáng chú ý, số lượng cổ phiếu quỹ Techcombank mua vào lần này đúng bằng số lượng cổ phần HSBC đang nắm giữ tại ngân hàng. (Xem tiếp)

“Túi tiền quốc gia” thêm bao nhiêu từ việc tăng thuế VAT?

Đánh giá của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) về đề xuất tăng thuế VAT cho biết, đây có lẽ là thông tin không tốt cho cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, trong khi ước tính việc tăng thuế sẽ giúp ngân sách có thêm 59.000 tỷ đồng, chiếm 33% tổng thu ngân sách.

Hiện, thuế giá trị gia tăng đóng góp khoảng 28% thu ngân sách thường xuyên và khoảng 25% tổng thu ngân sách trong giai đoạn 2010-2015.

Bên cạnh việc nhận định mức thuế VAT 10% “tương đối thấp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế”, Bộ Tài chính cũng dẫn số liệu cho biết nhiều nước đã tăng thuế suất phổ thông từ năm 2009-2016. (Xem tiếp)

Chính phủ vẫn muốn huy động vàng, “đô”

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi cụ thể đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu các yêu cầu cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2017.

Văn bản trên truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của mình, trong đó phải “bảo đảm tăng trưởng tín dụng trên 20%, gắn với đảm bảo chất lượng tín dụng. (Xem tiếp)

Chuẩn bị xét xử vụ công ty gia đình “bầu” Kiên kiện đòi hơn 190 tỷ đồng

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND TPHCM, do thẩm phán Vũ Thị Thu Hà làm chủ tọa, nguyên đơn Công ty CP đầu tư thương mại B&B (gọi tắt Công ty B&B), bị đơn là Công ty CP đầu tư Á Châu - ACI (Công ty ACI). Trong đơn khởi kiện đề ngày 5/9/2016, đại diện Công ty B&B là bà Nguyễn Thúy Hương (em gái “bầu” Kiên).

Tiếp theo, đơn khởi kiện ngày 11/10/2016, lại chính “bầu” Kiên (chức vụ thành viên HĐQT) Công ty B&B ký khởi kiện Công ty ACI, yêu cầu tòa án giải quyết Công ty ACI và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) liên đới trả cho Công ty B&B hơn 190 tỷ đồng. Thời đểm này, “bầu” Kiên đang chấp hành bản án hình sự 570/2014/HSPT của TAND tối cao tại Hà Nội ngày 15.12.2014.

Trong vụ kiện đòi hơn 190 tỷ đồng của Công ty B&B (là Công ty gia đình “bầu” Kiên), vì sao lại xảy ra chuyện kiện cáo giữa Công ty này với Công ty ACI, từng do chính “bầu” Kiên làm Chủ tịch HĐQT? (Xem tiếp)

Mất gần 800 triệu đồng khi gửi tiết kiệm tại Vietinbank: Khách hàng có thể khởi kiện

Sự việc bà Nguyễn Thị H. trú tại phường Trường Thịnh, thị xã Phú Thọ (Phú Thọ) bị mất gần 800 triệu đồng khi mở sổ tiết kiệm tại Phòng giao dịch Vietinbank Thanh Ba chi nhánh Đền Hùng, Phú Thọ khiến dư luận hết sức hoang mang, lo lắng.

Liên quan đến vụ việc này, ông Trần Minh Hải – Luật sư, chuyên gia pháp lý tài chính ngân hàng cho rằng, trong câu chuyện của bà H. có ba khả năng có thể xảy ra:

Thứ nhất, toàn bộ giấy tờ mà khách hàng đang giữ là giấy tờ giả và khách hàng đã bị kẻ lừa đảo giả danh cán bộ Ngân hàng Vietinbank để thực hiện lừa đảo.

Thứ hai, giấy tờ khách hàng đang giữ, sổ tiết kiệm, chứng từ giao nhận tiền khách hàng đang giữ là thật (do ngân hàng Vietinbank cung cấp). (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-tuan-qua-tang-thue-vat-la-bat-cong-voi-nguoi-dan-3095413.html