Tài chính 24h: Trong thời chiến, Chính phủ vay tiền dân như thế nào?

Trong kháng chiến, Chính phủ nhiều lần phát hành công thải, công phiếu, công trái... để huy động tiền của từ nhân dân.

Chính phủ vay tiền dân như thế nào trong 2 cuộc kháng chiến?

Cách đây vài ngày, Bộ Tài chính có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc trả nợ các khoản vay người dân trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Việc chi trả những khoản vay này trước đó đã được tiến hành nhiều lần suốt từ những năm cuối của thập niên 90.

Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách vay dân bằng hình thức phát hành công trái từ tháng 7/1946 với đợt đầu tiên ở Nam Bộ với tên gọi là công thải. Giá trị của đợt phát hành này chỉ 5 triệu đồng với lãi suất 5% một năm. Bộ Tài chính nhận định, tuy số lượng tiền phát hành chưa lớn nhưng có ý nghĩa mở đầu cho quá trình thực hiện chủ trương phát hành công trái của Chính phủ nhằm tạo ra nguồn lực tài chính, phục vụ cho công cuộc kiến quốc. (Xem tiếp)

Đề nghị truy tố nguyên Giám đốc Agribank - chi nhánh Trung tâm Sài Gòn

Hôm qua (18/7), Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND tối cao, đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Ngân hàng (NH) NN-PTNT Việt Nam - chi nhánh Trung tâm Sài Gòn (Agribank CN Trung tâm Sài Gòn, tên cũ là CN Mạc Thị Bưởi), gây thiệt hại cho NH 165 tỷ đồng.

Theo đó, hai bị can Phạm Thị Mai Toan - nguyên ủy viên HĐTV Agribank Việt Nam kiêm Giám đốc Agribank CN Trung tâm Sài Gòn và Đỗ Thị Yến (nguyên Phó giám đốc Agribank CN Trung tâm Sài Gòn) bị đề nghị truy tố 2 tội: vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. (Xem tiếp)

Gửi tiết kiệm dài hạn ngày càng hấp dẫn

Cũng gửi 500 triệu đồng kỳ hạn một tháng như mấy lần trước tại một ngân hàng trên đường 3/2, quận 10, TP HCM, nhưng sáng 18/7, chị Hoa ở quận 6 chỉ nhận được tầm 1,9 triệu đồng mỗi tháng thay vì gần 2 triệu đồng. Hỏi ra chị mới biết hôm nay nhà băng này chính thức áp dụng biểu lãi suất mới với việc giảm một số kỳ hạn ngắn, cụ thể một tháng hạ 0,1% xuống còn 4,6% một năm.

Trong khi đó, ở kỳ hạn dài, hiện ngân hàng nơi chị Hoa đang gửi có lãi suất lên đến 8% dành cho kỳ hạn 24 và 36 tháng.

Một khách hàng khác là Nga - nhân viên văn phòng của một công ty may mặc ở quận 3 cho hay, từ đầu năm đến nay, chị đã đáo hạn 2 lần sổ tiết kiệm 300 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất chỉ 5,6% và giờ quyết định gửi luôn kỳ hạn dài 24 tháng, hưởng mức lãi 8%. (Xem tiếp)

Vất vả ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Ngày 5/6, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã họp xem xét xử lý vi phạm đối với tập thể và các cá nhân tại Khoa Tiêu hóa. BS.Trần Ngọc Anh, Trưởng khoa nhận hình thức cảnh cáo và buộc thôi chức vụ lãnh đạo khoa. Điều dưỡng trưởng Đoàn Thị Hường cùng điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thanh Hoan nhận hình thức khiển trách.

Khoa tiêu hóa đã cùng một số điều dưỡng làm một số bệnh án khống để lấy thuốc bảo hiểm y tế của bệnh viện. Vụ việc đã bị Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thái Nguyên phát hiện khi bất ngờ kiểm tra tình hình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện này. ( Xem tiếp)

6 tháng đầu năm, MBB báo lãi 2.386 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ

Thông tin từ Ngân hàng TMCP Quân đội -MB (mã MBB) cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, tổng tài sản riêng ngân hàng tăng 8% so với cuối năm trước, đạt xấp xỉ 269.500 tỷ đồng.

Về hoạt động huy động vốn và tín dụng, đến hết ngày 30/6/2017, dư nợ cho vay của MBB ước đạt 170,564 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2016; huy động vốn đạt xấp xỉ 203,596 nghìn tỷ đồng, bằng 104% so với năm 2016 và tăng trưởng 7% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu hiệu quả như ROE, ROA lần lượt ở mức 15,02% và 1,47%.

Nửa đầu năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ước khoảng 1,3%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016, trong khi mục tiêu của MBBank là duy trì nợ xấu dưới 1,5%. (Xem tiếp)

Vụ phạt chủ xe ô tô thiếu giấy tờ gốc: Hiệp hội Ngân hàng lên tiếng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, những ngày gần đây, Hiệp hội nhận được rất nhiều phản ánh của các tổ chức tín dụng (TCTD) hội viên về các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện yêu cầu tại Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an hướng dẫn công an các tỉnh, thành phố xử lý vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng nhận thế chấp.

Với chỉ đạo trên, các TCTD rất hoang mang, lo lắng, nhất là những ngân hàng thương mại có dịch vụ cho vay tiêu dùng mua ô tô chiếm tỷ trọng lớn (có những ngân hàng tỷ trọng dư nợ lĩnh vực này khoảng 30%, trong đó tỷ lệ khoản vay được đảm bảo chính bằng xe ô tô hình thành từ vốn vay chiếm khoảng 90% với giá trị mỗi khoản vay lên tới 80 – 90% giá trị xe). (Xem tiếp)

6 tháng đầu năm, VIB báo lãi 380 tỷ đồng, sắp “cạn” room tín dụng cả năm

Thông tin mới nhất từ Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (mã VIB) cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, tổng tài sản của VIB đã tăng 10% so với đầu năm, vượt mức 115 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt 75.686 tỷ, tăng 15,7%, trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 69.205 tỷ.

VIB cho biết, tăng trưởng tín dụng phần lớn đến từ cho vay khách hàng cá nhân với mức tăng hơn 30% so với cuối 2016. Huy động khách hàng cũng tăng tương ứng 15%.

Được biết, trong năm 2017, VIB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng theo hai phương án là 16% hoặc 32%, phụ thuộc vào hạn mức tăng trưởng do NHNN cấp. Với con số đạt được trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng này đã hoàn thành tới 93,75% kế hoạch tăng trưởng tín dụng theo phương án 1 và cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin về việc nới hạn mức tín dụng cho VIB. (Xem tiếp)

Linh Linh

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-trong-thoi-chien-chinh-phu-vay-tien-dan-nhu-the-nao-2984362.html