Tài chính 24h: 'Ngân hàng bết bát quá thì cứu mãi sao được'

Cần bảo đảm quyền lợi người gửi tiền nhưng không thể mãi chạy theo ngân hàng yếu kém. Đó là quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khi ông trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 21/10.

Bộ trưởng Tài chính: Ngân hàng “bết bát quá thì cứu mãi sao được”

Trước đó, chiều 20/10, khi trình Quốc hội đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã nêu hai thông tin rất đáng chú ý liên quan đến lĩnh vực ngân hàng .

Thứ nhất là trong một số ít trường hợp, có khả năng sử dụng một số nguồn lực Nhà nước nhất định để thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu .

Chính phủ cho biết việc dự kiến lợi ích và chi phí cụ thể của các nhiệm vụ tái cơ cấu như vậy sẽ được ước tính và đề xuất cụ thể tại các đề án và kế hoạch tái cơ cấu của ngành và lĩnh vực, như tại đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. (Xem tiếp)

Ai sẽ cầm trịch “cuộc chơi” tỷ giá cuối năm?

Thời điểm này mọi năm, tỷ giá trên thị trường thường “nóng” lên, kéo theo áp lực đối với việc điều hành chính sách của cơ quan quản lý.

Có nhiều lý do khiến cho tỷ giá biến động mạnh, có thể từ biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ, hay bởi nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán cuối năm của doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, hoạt động chốt danh mục thời điểm cuối năm của nhà đầu tư cũng khiến cho thị trường “dậy sóng”. Riêng hai năm trở lại đây, yếu tố tâm lý được nhà quản lý và các chuyên gia đưa ra đầu tiên mỗi khi nói về các đợt biến động lên xuống thất thường của đồng USD.

Năm nay, các dự báo đều cho rằng tỷ giá sẽ ở xu hướng ổn định, nếu có biến động cũng chỉ trong biên độ hẹp. Nhưng, những biến động hiện tại trên thị trường lại đang khiến không ít người e ngại xu hướng điều chỉnh tỷ giá cuối năm là khó tránh khỏi. (Xem tiếp)

Vietcombank: 9 tháng lãi 6.326 tỷ đồng

Trong quý III, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 527 tỷ đồng (giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái), tuy nhiên lũy kế 9 tháng đạt 1.566 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2,4%; Lãi từ hoạt động dịch vụ lũy kế 9 tháng đạt 1.581 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm 2015; Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lũy kế 9 tháng đạt 385 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước; lãi từ các hoạt động khác tăng 14% lên 1.156 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư 9 tháng đầu năm của VCB lỗ 45 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 152 tỷ đồng; Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm nhẹ. (Xem tiếp)

Tỷ giá ổn định có lợi cho phát triển kinh tế

Thời điểm này năm ngoái, tỷ giá VND/USD đang “sốc” bị kéo theo đằng sau cú sốc phá giá nhân dân tệ và sau các điều chỉnh chính sách trong nước. Còn từ đầu năm đến nay, giá USD cơ bản bình yên, thị trường không có sóng.

Ngày 20/10, trò chuyện qua điện thoại, chị Ánh Mai, chủ một cửa hàng vàng ở phố Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nói ngán khi mua bán ngoại tệ năm nay. “Vàng chỉ có sóng đợt tháng 7 được hơn tuần lễ khi có sự kiện Brexit đã đành; còn giá USD ngoại trừ cũng đợt đó ăn theo lên dăm chục đồng đạt mức cao nhất 22.380 đồng/USD; còn lại thì gần như đứng yên do đó tình hình mua bán ngày càng èo uột”, chị Ánh Mai nói. Khi khách trò chuyện hỏi có nên giữ USD nữa hay không? Chị Mai lập tức khẳng định: “Bán đi lấy tiền Việt mà gửi tiết kiệm, không nên giữ khi lãi suất USD gửi ngân hàng chỉ còn 0%”. (Xem tiếp)

Lối nào cho tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Tín dụng ngân hàng là nguồn quan trọng với doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Hiện nay luật hỗ trợ DNNVV về tín dụng đã có đủ nhưng trên thực tế doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không thể tiếp cận được tín dụng, trong khi nợ xấu chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì rất ít. Tại sao lại như vậy?

Theo GS. Nguyễn Mại phân tích thì sai lầm của NHNN khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là áp dụng thế chấp bằng bất động sản như doanh nghiệp vừa. Đây cũng là lý do tại sao mà doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không thể vay ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần thay đổi, phải áp dụng thế chấp bằng động sản đối với hai dạng doanh nghiệp này, bởi họ không có bất động sản. (Xem tiếp)

Linh Linh

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-ngan-hang-bet-bat-qua-thi-cuu-mai-sao-duoc-2107850.html