Tài chính 24h: Lãi suất huy động sắp tăng?

ldquo;Nếu Ngân hàng Nhà nước không có động thái hỗ trợ theo kỳ vọng, cùng với thực trạng tín dụng càng được đẩy mạnh vào nửa cuối năm, áp lực tăng lãi suất huy động sẽ nhanh chóng quay lại”.

Ảnh minh họa.

Lãi suất huy động sắp tăng trở lại?

Áp lực tăng lãi suất huy động đã được giảm nhẹ trong quý II/2017. Tuy nhiên, theo trong một báo cáo mới công bố, các chuyên gia tại CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, nếu NHNN không có động thái hỗ trợ theo kỳ vọng, cùng với thực trạng tín dụng càng được đẩy mạnh vào nửa cuối năm, áp lực tăng lãi suất huy động sẽ nhanh chóng quay lại.

“Điều này nếu xảy ra sẽ rủi ro cho các ngân hàng khi lãi suất cho vay khó tăng, đặc biệt sau động thái cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN, ảnh hưởng tiêu cực đến NIM các ngân hàng. Trong khi đó, thanh khoản thị trường liên ngân hàng có thể đảo chiều, gây bất lợi đối với các khoản đầu tư trái phiếu kỳ hạn dài diễn ra sôi động trong nửa đầu năm”, báo cáo này cho hay.

VCBS cũng cho rằng, NHNN còn dư địa để hỗ trợ mặt bằng lãi suất thấp, trong đó có thể cân nhắc đến các phương án như nới lỏng quy định Thông tư 06 hoặc đẩy mạnh mua ngoại tệ...(Xem tiếp)

Tăng trưởng tín dụng lên 20%: “Có thể biến động mạnh về thanh khoản”

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC), tín dụng tính đến hết tháng 7/2017 ước tăng 9,3% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,8%). Điều này đồng nghĩa với việc dư nợ cho vay chỉ tăng 0,24% riêng trong tháng 7.

Cũng theo báo cáo này, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong 7 tháng đầu năm có xu hướng giảm, chiếm khoảng 53,9% tổng tín dụng (cuối năm 2016 chiếm 55,1%) trong khi tỷ trọng tín dụng ngắn hạn có xu hướng tăng, chiếm 46,1% (cuối năm 2016 chiếm 44,9%).

Trước khả năng hệ thống ngân hàng sẽ sớm hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 18% đặt ra hồi đầu năm, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa dư nợ tín dụng lên cao hơn hoặc bằng 20% trong năm nay, trên cơ sở chất lượng tín dụng và ổn định vĩ mô. (Xem tiếp)

Mở van vốn cho “big 4” ngân hàng?

Với tình huống nâng mạnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 21-22%, như Thủ tướng Chính phủ gợi ý, để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay phụ thuộc lớn vào nhóm “big 4” ngân hàng.

Đây bao gồm bốn ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc Nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu chi phối (trên 50%): Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Nhóm “big 4” này hiện đang nắm trên dưới 50% thị phần tín dụng của toàn hệ thống. Theo đó, nếu tăng mạnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay, cấu phần năng lực của nhóm “big 4” trở nên đáng chú ý. (Xem tiếp)

Rào cản giảm lãi suất cho vay

Các ngân hàng hiện tại đang rất nỗ lực thực hiện chủ trương của Chính phủ là giảm lãi suất cho vay. Thực tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hạ lãi suất điều hành, trần lãi suất cho vay ngắn hạn cũng được NHNN điều chỉnh giảm đối với các lĩnh vực ưu tiên. Các ngân hàng thương mại đã giảm và đang tiếp tục cố gắng giảm lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên. Báo cáo gần đây của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng cho thấy nhiều yếu tố hỗ trợ việc giảm lãi suất trong các tháng cuối năm, như lạm phát có thể thấp hơn kế hoạch, phát hành trái phiếu chính phủ không còn nhiều áp lực và sự quyết liệt của Chính phủ, NHNN phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất.

Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, dù có nhiều yếu tố thuận lợi, nhưng cũng còn có một số rào cản có thể cản trở ngân hàng cho vay với lãi suất thấp. Thứ nhất, trên quan điểm quản trị rủi ro, lãi suất thấp phải đồng nghĩa với rủi ro giảm, muốn lãi suất giảm thì rủi ro phải giảm. Nhưng rủi ro cho nền kinh tế có lẽ chưa giảm, vì rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), vẫn chưa cải thiện nhiều về năng lực tài chính và không có tài sản thế chấp nhiều. Rủi ro chưa giảm đáng kể để các ngân hàng giảm lãi suất. (Xem tiếp)

4 ngân hàng nào “găm” vốn nhiều nhất tại các dự án BOT, BT?

Ngày 15/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng–Kinh doanh–Chuyển giao (BOT).

Theo báo cáo của Chính phủ gửi tớ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tính đến ngày 31/12/2016 có 20 tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông với tổng hạn mức cấp tín dụng là 163.097 tỷ đồng; tổng số dư cấp tín dụng là 84.235 tỷ đồng (chiếm 67,48% dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông), chiếm 1,58% và thấp hơn 1,08 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (18,39%).

Hầu hết các khoản tín dụng đều thuộc nhóm 1; nợ nhóm 2 là 23,44 tỷ đồng, nợ xấu 2,6 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,003%. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-lai-suat-huy-dong-sap-tang-3079466.html