Sức mạnh cơ sở ngầm trong căn cứ quân sự Trung Quốc tại nước ngoài

Hình ảnh vệ tinh mới về căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc cho thấy nó lớn hơn và an ninh hơn hơn.

Hình ảnh vệ tinh mới về căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc cho thấy nó lớn hơn và an ninh hơn nhiều hơn so với suy đoán trước đó.

Hai hình ảnh do Stratfor Worldview và Allsource Analysis cho thấy căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti, nằm ở vị trí chiến lược tại vùng Sừng Châu Phi, được tăng cường chặt chẽ với ba lớp an ninh và có khoảng 23.000 m2 không gian dưới lòng đất.

Sơ đồ cơ bản căn cứ

Stratfor, một đơn vị tình báo địa chính trị hàng đầu thế giới, cho biết trong một phân tích đi kèm với hình ảnh: "Loại hình xây dựng này, phù hợp với các hoạt động của Trung Quốc, đã được biết đến nhằm củng cố tính vững chắc cho các căn cứ quân sự của họ. Các công trình ngầm cho phép thực hiện các hoạt động không bị giám sát, cũng như bảo vệ các phương tiện hoặc thiết bị quan trọng cho sứ mệnh của Trung Quốc ở Djibouti".

Trung Quốc đã triển khai quân đội tới căn cứ hồi đầu tháng này. Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản cũng có các căn cứ quân sự vĩnh viễn ở đó, nhưng nhà phân tích cao cấp của Stratfor SimTack cho biết, các nước trên chưa mạnh tay củng cố các sơ sở này.

Hiện chưa rõ cơ sở của Trung Quốc lớn như thế nào, nhưng trong một phép so sánh, căn cứ của Mỹ đã được mở rộng đến 500 mẫu Anh trong năm 2007.

"Mặc dù đây chỉ là một trong những căn cứ ở Djibouti như một số nước khác, Trung Quốc đã áp dụng phương pháp của riêng mình vào Djibouti", nói với CNN.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói rằng căn cứ này chỉ nhằm giúp mang lại hòa bình và an ninh cho khu vực bằng cách hỗ trợ phương tiện để thực hiện các hoạt động chống cướp biển và hỗ trợ nhân đạo.

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh ngày 4/7 cho thấy Trung Quốc vẫn chưa bắt đầu xây dựng bến tàu, mà Stratfor gọi là đáng chú ý khi chưa thực hiện theo mục tiêu nói trên của căn cứ.

Hình ảnh vệ tinh chi tiết căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Djibouti.

"Tôi sẽ không nói đây là điều bất thường, nhưng tôi đã mong đợi nhìn thấy một bến tàu," Tack nói.

Theo dự đoán của Stratfor, bến tàu sẽ được xây dựng cuối cùng, và Trung Quốc có thể sử dụng cảng thương mại của Djibouti cho đến thời điểm đó.

Các nhà phân tích nói rằng căn cứ này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập một lực lượng hải quân toàn cầu thực sự có khả năng tiến hành các hoạt động trên khắp thế giới – điều gọi là "hải quân xanh".

"Một trong những dấu hiệu của một siêu cường quốc là có năng lực trên đại dương, và Trung Quốc đang ở trong tình thế khó xử, khi họ coi mình như một siêu cường và các quốc gia khác cũng nhận định họ là một siêu cường, nhưng nước này lai thực sự không có đủ năng lực của một siêu cường ", Yvonne Chiu, trợ lý giáo sư tại Khoa Chính trị của Đại học Hong Kong, gần đây nói với CNN.

Việc xây dựng căn cứ cũng cho thấy nó sẽ được sử dụng nhiều hơn là mục đích phục vụ hải quân, theo phân tích trên.

Nó có đường băng và nhà chứa máy bay đủ lớn để chứa các loại máy bay trực thăng, nhưng không phải máy bay có cánh cố định như máy bay không người lái hoặc máy bay tiêm kích. Những bổ sung này sẽ cho phép căn cứ trên có năng lực hỗ trợ hoạt động trên không.

(Theo CNN)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/suc-manh-co-so-ngam-trong-can-cu-quan-su-trung-quoc-tai-nuoc-ngoai-247977.html