Sự thật về việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Tám giờ 15 phút sáng 6/8/1945, cùng với tiếng nổ kinh thiên động địa, một đám mây hình nấm to dần, bao trùm bầu trời thành phố Hiroshima (Nhật Bản).

Động thái "Nam tiến" của Liên Xô Trong ánh sáng chói lòa tạo bởi hai mầu: Đỏ và lam, người, vật cũng như các công trình kiến trúc ở Hiroshima oằn lên rồi tàn lụi. Ba ngày sau, cảnh tượng tương tự xảy ra ở Nagasaki - một thành phố khác trên "đất nước mặt trời mọc". Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng. Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc. Lý do nào khiến MỸ phải thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản? Quang cảnh đổ nát của thành phố Hiroshima (Nhật Bản) sau vụ ném bom nguyên tử của Mỹ Tới nay, các nhà lịch sử vẫn không ngừng tranh cãi về nguyên nhân thực sự của việc Mỹ quyết định ném bom nguyên tử xuống hai thành phố trên của Nhật Bản. Nhiều người cho rằng đó là do Oasinhtơn muốn Nhật Bản phải đầu hàng, nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Không thỏa mãn với lý giải này, nhà lịch sử Nga Igor Atamanenko đã bỏ hàng chục năm nghiên cứu và tìm hiểu qua nhiều nhân vật trong cuộc. Cuối cùng, ông rút ra kết luận: Bề ngoài việc Tổng thống Mỹ Harry Truman ra lệnh thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là để khuất phục đế chế phát xít duy nhất còn lại trên thế giới này, thực ra đây chỉ là đòn "giết gà dọa khỉ" - cảnh cáo Hồng quân Liên Xô không được tiến xuống phía nam, vượt biên giới bào Thổ Nhĩ Kỳ. Dưới đây xin giới thiệu nội dung chính của kiến giải mới này. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới lần thứ II, do lo ngại phát xít Nhật sẽ ra đòn bất ngờ, Mátxcơva đã điều động hơn 1 triệu quân tập kết ở khu vực Viễn Đông cùng hàng nghìn xe tăng, đại pháo và hàng trăm chiếc máy bay chiến đấu. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong các tác phẩm của mình, nhiều nhà lịch sử đã vô tình hoặc hữu ý né tránh không đề cập tới việc cùng thời gian này, Liên Xô đã điều động một lực lượng binh lực khổng lồ (3 tập đoàn quân, gồm 20 sư đoàn) tới khu vực biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đó, Hồng quân Liên Xô không chỉ đồn trú ở các nước cộng hòa khu vực Caucasus thuộc Liên bang Xô viết, mà còn bố trí ở Tabriz (Iran). Đây là khu vực giáp biên giới 4 nước Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc. Sở dĩ Hồng quân Liên Xô được phép đóng trên lãnh thổ Iran là do năm 1921 Mátxcơva và Têhêản đã ký một hiệp ước tương hỗ. Điều 6 của hiệp ước này quy định, nếu nước thứ 3 mưu đồ biến Iran thành lô cốt đầu cầu chống Liên Xô, Mátxcơva có quyền đưa quân đội tới Iran đồn trú. Tháng 8/1941, Liên Xô chuyển 12 sư đoàn đầu tiên đến Iran, sau đó tăng cường thêm 5 sư đoàn nữa. Lý do của việc xuất binh là gián điệp phát xít Đức khi đó đang hoạt động rất mạnh ở Iran. Chúng tìm mọi cách kích động chiến tranh giữa Têhêran và Mátxcơva. Ngoài ra, quyết định xuất binh của Liên Xô còn vì một nguyên do khác Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Hồng quân nhận được tin Thổ Nhĩ Kỳ đã tập kết gần 1 triệu quân ở khu vực giáp giới với Ácmênia nhằm chuẩn bị cho việc đánh chiếm khu vực Caucasus của Liên Xô. Đứng trước tình hình mới, ngoài dự kiến là Hồng quân Liên Xô bất ngờ có mặt ở Tabriz, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã quyết định phải trì hoãn việc đánh chiếm 3 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, gồm Grudia, Ácmênia và Adécbaigian, đợi quân Đức chiếm được Mátxcơva rồi tính tiếp. Dù sau này quân đội của Hitler không thể nào đánh chiếm được Mátxcơva, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không từ bỏ kế hoạch tấn công giành lấy khu vực Caucasus của Liên Xô. Ancara vẫn kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thích hợp và tiếp tục đưa thêm quân tới khu vực biên giới giáp Ácmênia. Sau khi nắm được ý đồ của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô cũng không ngừng tăng cường bình lực tại Tabriz. Lúc đỉnh điểm ở đây có tới 17 sư đoàn quân tinh nhuệ của Liên Xô. Theo Igor, vào thời kỳ cuối của Chiến tranh Thế giới lần thứ II, đa số Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đều có chung nhận thức: Phải triệt để lợi dụng thời cơ có lợi của chiến tranh, thu hồi lại phần đất đai rộng lớn của Ácmênia bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng khi Nga Hoàng suy vị. Bởi trên mảnh đất có diện tích 1/3 diện tích của nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay này, 95% người dân Ácmênia có thiện cảm với nước Nga, nhưng lại tỏ ra thù hận Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Mátxcơva rất bất mãn với Ancara. Bởi suốt thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh đóng Eo biển Bosporus và Eo biển Dardanelles, cản trở không cho tàu thuyền Liên Xô ra vào Địa Trung Hải, nhưng lại để tàu thuyền phát xít Đức thoải mái đi qua. Liên Xô quyết tâm lấy lại vùng đất trước đây từng thuộc lãnh thổ của mình dưới thời Nga Hoàng và nhân cơ hội xây dựng chính quyền Xô viết ở Ácmênia như đã làm ở các nước Đông Âu. Chính vì thế, không lâu sau Hội nghị Yalta ở bán đảo Crimea, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã chỉ thị cho cấp dưới vạch phương án tái thiết Thổ Nhĩ Kỳ sau chiến tranh để trình các Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thảo luận. Phương án này nhanh chóng được hoàn tất với điểm đáng lưu ý là việc nhanh chóng xây dựng chính quyền thân Liên Xô ở các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ vừa được giải phóng. Tuy nhiên, Mỹ và Anh lại không muốn nhìn nhận viễn cảnh đó. Quyết định "dằn mặt" của Truman Ngày 21/7/1945, Hội nghị Potsdam bàn việc tái tổ chức nước Đức thời hậu chiến, thiết lập trật tự thế giới mới và cách thức đối đầu với hậu quả của chiến tranh bước sang ngày làm việc thứ 4. Đang tham dự hội nghị, Tổng thống Mỹ Harry Truman nhận được một bức điện mật từ Oasinhtơn. Bức điện chỉ vẻn vẹn mấy từ: "Các bước tiến hành thuận lợi", nhưng cũng đủ làm ông chủ thứ 33 của Nhà Trắng vui mừng khôn tả. Bởi nội dung thực của bức điện là thông báo việc thí nghiệm bom nguyên tử đã thành công lớn và nước Mỹ có thể lập tức sản xuất được thứ vũ khí giết người hàng loạt khủng khiếp này. Trong thời khắc vô cùng quan trọng, mang tính quyết định tới việc phân chia lợi ích sau chiến tranh, Truman rất sốt sắng, muốn cho đối thủ Stalin biết trong tay mình đang sở hữu con bài chiến lược, không thể xem thường. Theo gợi ý của đồng minh - Thủ tướng Anh Winston Churchill, việc tiết lộ thông tin này cho Stalin nên tiến hành theo một phương thức nào đó mang tính liên tưởng, không quá khô cứng và có thể ẩn chứa trong một câu chuyện hài hước. Theo chủ nhân của ngôi nhà số 10 phố Downing khi đó, hài hước giống như bao phim bọc đường giúp người ta nuốt trôi viên thuốc đắng. Nửa đêm hôm đó, khi cuộc hội đàm vừa kết thúc, Truman và Churchill lại gần Stalin, nở nụ cười bí hiểm. Sau màn chào hỏi ngoại giao, Churchill tạo "đường dẫn": "Thưa ngài Thống soái tối cao! Ngài có biết không, tối qua tôi vừa có một giấc mơ. Trong mơ, tôi trở thành nhân vật thống trị thế giới". Người tung kẻ hứng, Truman tiếp lời: "Còn tôi, thưa ngài Stalin, có người báo mộng rằng tôi đã trở thành chúa tể của vũ trụ". Dường như đã bóc mẽ vở kịch của Truman và Churchill, Stalin vẫn nhởn nha rít từng hơi thuốc rồi hạ chiếc tẩu xuống, ra vẻ ngạc nhiên: "Các ngài nói gì vậy?". Sau đó, nhà lãnh đạo Liên Xô thong thả nói: "Ồ, tôi cũng có một giấc mơ. Nhưng trong giấc mơ của mình, tôi đã không phê chuẩn để các ngài đảm nhiệm những chức vụ trên". Ê mặt vì thất bại trong cuộc "đấu khẩu", Truman liền đổi giọng cho Stalin biết nước Mỹ vừa nghiên cứu chế tạo thành công một loại vũ khí mới có sức phá hoại phi thường. Sau tiết lộ của Truman, những nhân vật có mặt tại hiện trường, gồm: Thủ tướng Anh Churchill. Ngoại trưởng Mỹ James Francis Byrnes đều tỏ ra căng thẳng, cố gắng tập trung quan sát những biến đổi trong thái đội của Stalin. Tuy nhiên, cái mà họ nhận được là sự bình tĩnh đến kỳ lạ của nhà lãnh đạo Liên Xô. Những ngày còn lại cùa Hội nghị Potsdam, các đại biểu Liên Xô và bản thân Stalin vẫn không có biểu hiện gì bất thường. Dường như với họ, thế giới vẫn vật, chưa có biến cố lớn nào xảy ra. Sau khi phân tích, Truman, Churchill và Byrnes kết luận: Về căn bản, Stalin không hiểu được hàm ý trong câu chuyện "giấc mơ bá chủ". Tuy nhiên, họ đã nhầm, Stalin hiểu thấu ý đồ của đối phương. Ngay sau khi về phòng riêng, Stalin gọi điện ngay cho nhà vật lý hạt nhân Igor V.Kurchatov (người sau này trở thành cha đẻ bom nguyên tử của Liên Xô) ra lệnh: "Lập tức đẩy mạnh công việc của chúng ta". Cũng trong những ngày dự Hội nghị Potsdam, Truman đã nhận được báo cáo của Cơ quan tình báo quân sự Mỹ (DIA) cho biết Hồng quân Liên Xô đóng ở Tabriz có những biểu hiện được tăng cường một cách bất thường, tiến về phía biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, theo báo cáo của DIA, trên phần đất của Ácmênia mà Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, các phần từ phản loạn người Ácmênia đang đẩy mạnh hoạt động phá hoại nhằm vào các cơ sở công nghiệp, vận tải và thông tin liên lạc quan trọng ở đây. Truman lúc này mới ngớ ra rằng tại sao trong lúc đàm phán "chú George" (biệt hiệu mà người Mỹ và người Anh gọi Stalin) lại khăng khăng đòi được chia một phần hạm đội Italia, coi đó là khoản bồi thường chiến tranh cho Liên Xô và yêu cầu hạn chót cho quyết định này là ngày 1/8/1945. Giờ thì Truman đã rõ ý đồ của Stalin. Sau khi tiếp nhận một phần hạm đội Italia, tiến vào Eo biển Dardanelles, Hồng quân Liên Xô sẽ tạo ra thế gọng kìm tấn xông Thổ Nhĩ Kỳ tư hai phía - đông (từ Tabriz) và tây (từ hướng Địa Trung Hải). Truman chỉ thị ngay cho Lầu Năm góc: "Lập tức ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản". Đồng thời với mệnh lệnh này, ông chủ thứ 33 của Nhà Trắng không quên dặn dò: "Sau khi tôi rời Hội nghị Potsdam mới được thả quả bom nguyên tử thứ nhất xuống Nhật Bản". Theo Hà Ngọc

Nguồn TTOL: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thegioi/404103/index.html